“Deeply I love only life.”
-Nietzsche-
1. Viết gởi em, Cuộc Sống.
Ơi này cuộc sống nhỏ xinh đang ôm ấp tôi, em có biết là em đáng ghét đến thế nào không? Em để tôi ngày ngày gào thét tôi yêu em, em đẹp xinh, em đáng yêu; em bắt tôi phải mở miệng cười tươi mỗi sáng, quét nhà trong cảm hứng đang đưa từng bé hạt bụi về với mẹ đất trên chuyến xe thùng rác mỗi chiều; thế mà tôi đợi mãi vẫn không thấy em ban cho tôi một nụ cười dù là thoáng nhẹ nhất. Là sao? LÀ SAO? Sao em khó tính quá vậy? Đến khi nào tôi mới chứng minh được tình yêu tôi dành cho em, để rồi em kéo tôi ra khỏi vũng bùn lầy lội xám xịt đang bám đặc quánh quanh tôi hử?
Tôi vẫn giữ niềm tin là em đang thử thách tình yêu của tôi, dành cho em và cho chính mình. Em đặt tôi vào giữa những con người học nghề y mà không yêu bệnh nhân nhiều lắm, những con người xem trọng mẩu bánh mì hơn mẩu ước mơ và không có đến một giây ngước lên nhìn bầu trời dù xanh hay xám. Nhưng em hơi quá đáng rồi đấy. Em vung vãi mây trắng nắng vàng đẹp đến mê hồn cho tôi nhìn ngắm mỗi phút giây, ban phát bình minh và hoàng hôn mỗi ngày hai bận trên freeway I20; mà chẳng cho tôi một ai để nói về những vẻ đẹp của em và những vẻ đẹp trong lòng tôi. It doesn’t make sense at all, honey à. Tôi không phán xét, không mục hạ vô nhân, nhưng có những lúc tôi ghét em sâu sắc. Vì sao em không cho tôi sống ở một nơi mà tôi có thể nói về những dải trời xanh mướt bắt đầu trải ra sau một ngày âm u; hay đưa earbud cho ai đó cùng nghe Mắt biếc của Ngô Thụy Miên (hôm qua tôi nghe bài đó một mình, 5, 6 lần gì đấy) Em đang thử thách, hay đơn giản là em đã quên tôi rồi?
Cảm giác mỗi ngày tự kéo mình thức dậy, nó cô đơn lắm em à. Và cô đơn hơn nữa là cảm giác lê mình bước đi trên con đường chính tôi đã chọn, “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả.” Làm sao mà em bảo tôi không nản lòng được chứ? Yêu em thì nhiều, yêu chính tôi cũng nhiều, nhưng em làm tôi hoang mang quá.
Niệm thiên địa chi du du
Tôi viết thư này cho em trong giờ Sociology. Em đẩy tôi đến mức này đó em à. Tôi viết lên mặt sau tờ giấy in bài viết của một người bạn. Bài viết rất hay và tôi chẳng hề muốn viết lên mặt sau như thế này; nhưng tôi đi học mà chẳng có gì ngoài ipod, ví, điện thoại, và một xấp nhỏ những bài viết tôi thích. Đến cây bút đang viết cho em cũng là mượn của con bé blonde ngồi đằng sau. Em hả lòng hả dạ chưa? Hay em đang khóc cho tôi? Zời, em làm đek gì dư nước mắt mà khóc cho tôi được chứ.
Professor vừa đưa định nghĩa về “power” lên projector kìa em. Ổng nói “power” là khả năng thực hiện những nguyện vọng của em, kể cả khi điều đó ảnh hưởng đến người khác.
Đến mức này thì tôi không than vãn nữa. Nhân danh những sinh vật đã yêu em, và sẽ luôn yêu em, tôi sẽ dạy cho em bài học này: vâng, chúng tôi yêu em, và chúng tôi sẽ chấp nhận tất thảy những trò đỏng đảnh em làm (cùng với thằng bồ Destiny khốn nạn của em.) Em có thể đặt chúng tôi nhầm chỗ như những figure trong trò Lego. Nhưng tôi, ít ra là tôi, sẽ cho em thấy tình yêu có thể làm được gì.
Nếu em đang mệt mỏi ngán ngẩm vì tôi lải nhải từ “yêu” hơi nhiều, thì em nên hiểu rằng đó không phải là tôi đang thể hiện tôi yêu em nhiều thế nào. Tôi chỉ muốn em biết, mà em không cần biết cũng được, bằng tình yêu, tôi sẽ đi hết con đường của mình dẫu cô độc đến mức nào. Vì tình yêu dành cho em sẽ là power, là khả năng làm những gì tôi muốn, kể cả khi nó ảnh hưởng đến TÔI.
Nhưng tôi vẫn sợ lắm em à. Tôi sợ một ngày nào đó tôi sẽ biến từ đa sắc thành đơn sắc, rồi dần dần mờ nhạt. Lúc ấy em có đón nhận tôi không? Hay em cũng sẽ bạc bẽo hất tôi sang một bên, quăng tôi vào hố đen ngập ngụa những điều rỗng não và vô nghĩa. Có không em?
Và lúc đó sẽ chỉ còn một mình tôi…
…độc thương nhiên nhi thế hạ.
Nhưng giờ thì em cứ yên tâm. Tôi vẫn còn đi được, dù nhiều lúc nó gần như là lê lết. Ơn trời, tôi không chỉ yêu mỗi em, mà còn nhiều thứ khác em đang ôm trong lòng.
Δ
2. Viết cho Người
Hey, buddy! Ông thầy Kinh tế vi mô của tôi cứ suốt ngày nhắc về định luật luôn-luôn-đúng liên quan đến scarcity (sự khan hiếm nguồn), “There’s no free lunch.” (đại ý không gì là miễn phí cả. Kể cả hàng khuyến mại thì cũng phải có ai đó bỏ công bỏ sức bỏ tiền làm ra nó.) Các bạn nghĩ ổng nói có đúng không? Yep, ổng nói đúng, vì ổng đang dạy Kinh tế. Nhưng, bro and sista, come at me, I’ll make free supper for you guys even if it’s the last supper. Kinh Thánh kể lại rằng trong Bữa tiệc ly, Đức Jesus đã nói với 13 người học trò, ““Hãy lấy ăn đi, (bánh) này là Thân thể Ta, vỡ ra vì các ngươi. Hãy lấy chén và uống; (rượu nho) này là Huyết Ta, đổ ra cho nhiều người để được tha tội.” Người ta cũng nói Đức Jesus vốn đã biết ngài sẽ bị Judaz phản bội trước cả Bữa tiệc ly. Phải là tôi thì tôi đã tống cho Judaz vài thìa thuốc độc, tiên hạ thủ vi cường. Nhưng “The Last Supper” chính là “The Free Supper”, mà bởi nó, Đức Jesus đã làm ra bằng tình yêu của mình, bằng nguồn năng lượng infinite và renewable. Judaz không phải trả gì cho bữa ăn “miễn phí” cuối cùng với thầy; và Đức Jesus, có lẽ cũng không mất gì cả (còn nếu các bạn nghĩ rằng bị đóng đinh trên thập giá và 1, 2 ngày dưới mộ đá là “mất mát”, e rằng các bạn đã đánh giá thấp Thiên Chúa rồi)
Xin lỗi vì nãy giờ bắt các bạn nghe một fan cuồng nhiệt của Đức Phật lảm nhảm về Đức Jesus. Nhưng giá như các bạn thấy được khuôn mặt của tôi lúc Kym nói câu này, “I believe in Buddhism’s teachings, and I’m proud to be a Catholic.” “And” nhé, không phải “but” nhé; không một chút mâu thuẫn gì ở đây cả. Khuôn mặt của tôi lúc đó thật hả hê như bắt được vàng, như giữa một rừng những kẻ đi theo chủ nghĩa vị chủng bỗng gặp một đứa gào lên với mình, “Fuck all the shit people say! I believe only the God in my own mind.” Các bạn nghĩ tôi nói “Đức Phật”, tôi đang nghĩ đến Thích Ca? Cũng không nốt. Tôi là học trò của Thích Ca, và tôi nhớ lần cuối dạy tôi, ngày có nói, “Con niệm Phật để nhìn thấy Đức Phật trong chính con, không phải để thấy ta. Đừng vọng tưởng Niết Bàn, không Niết Bàn nào có thật trừ Niết Bàn trong tâm của con.”
Nói đến đây tôi lại nhớ bà dì của mình. Dì tôi thương người nghèo, gởi tiền cúng chùa, lo tu tâm tích đức, nhưng tất cả điều đó dường như để đổi lấy một tấm vé lên trển, không phải để một ngày trở-về và hạnh-ngộ với Đức Phật trong chính mình. Có thể dì cũng chẳng hề biết là dì có một Đức Phật như thế.
(đến đây là xong phần viết lên mặt sau những tờ giấy trong mớ collection của tôi. Chuyển sang phần viết trên tờ giấy xin từ thằng bạn ngồi bên cạnh trong lớp Sử. Vâng, các bạn vừa đi qua một chặng đường 4 tiếng đồng hồ từ Xã hội học đến Lịch sử nước Mỹ trước năm 1877. Thầy dạy Sử rất đẹp trai, mắt sâu hun hút và mặt vô cùng manly)
Quay lại với free supper, tôi sẽ mang nó đến cho các bạn, những tình yêu của tôi. Tôi muốn chứng minh “there’s no free lunch.” không luôn luôn đúng. Mặt trời kia không free, mấy tỉ năm nữa có thể nó sẽ cháy sạch helium và trở thành một siêu tân tinh nuốt chửng chúng ta. Mặt trăng kia cũng không nốt. Chúng ta phải trả cho những vần thơ lãng mạn, cho Moonlight Sonata, những ngọn thủy triều, bằng vô số thảm họa; và ai biết đâu một ngày nào đó nguyệt cung sẽ bỏ chúng ta mà đi như nàng tiên cánh hạc bay về trời, để lại anh chàng loài người thô thiển. Nhưng tình yên thì miễn phí, infinite và renewable (các bạn thông cảm, tôi mới làm một research về Ảnh hưởng của các nguồn năng lượng đối với nền kinh tế Mỹ và đề xuất những tiềm năng khai thác.) Nói gì thì nói, tình yêu, nó thực sự như thế. Nếu bạn có thể yêu bầu vú mẹ từ giây đầu tiên chào đời cho đến cuối đời vẫn yêu nắm đất phủ lên mặt mình; những điều ở giữa: nỗi đau, nước mắt, buồn khổ,… tất thảy sẽ trở thành quà khuyến mại đính kèm, huy chương lấp lánh chứng minh bạn đã SỐNG, đã là VIP trong câu lạc bộ Hội những người đã thở đúng cách trước khi ngừng thở. Một khi bạn không nghĩ đó là cái giá, bạn sẽ không phải trả.
OMG, nãy giờ luyên thuyên nhiều quá, tôi mới nhớ ra là tôi chỉ mới 21 tuổi. Em xin những người lớn trải nghiệm bỏ qua cho em tội láo. Và những em nhỏ, xin đừng nghe lời chị. Đừng nghe một đứa 21 tuổi nói. Đừng nghe tất cả những gì từ miệng những người lớn hơn các em nói, dù cho các em sẽ cảm thấy an toàn khi làm thế.
Nói về việc nghe ai và không nghe ai, nghĩ gì và không nghĩ gì, nhân đây chị sẽ viết một phần nhỏ dành riêng cho các em. Chị không đủ tự tin để viết cho những người lớn hơn, hoặc già hơn. Thực sự không đủ, với tất cả mọi nghĩa chân thành và thật thà.
Chị sẽ kể cho các em một học thuyết xã hội mà chị khá thích của một ông chị không thích mấy: John Locke. Học thuyết có tên là Social Contract (bạn nào học Lịch sử Mỹ I rồi thì im ddeeeee, mà nếu học xong nhưng chẳng nhớ chữ nào dù bạn được A thì đọc tiếp cũng được) Thuyết này nói cho đúng ra không phải là của John Locke, nó manh nha từ hẳn thời Socrates. Social Contract quan niệm rằng: trong một xã hội được tổ chức, các em giao một phần quyền của các em cho bộ máy cầm quyền, và họ sẽ bảo vệ các em khỏi những người không chịu từ bỏ những quyền đó. Nói cho dễ hiểu là em sẽ chấp nhận không giết ai, kể cả những người em muốn họ chết, và nhà nước sẽ bảo vệ em khỏi những kẻ muốn giết em. Em đã kí một hợp đồng với họ.
Và nó tốt? Chị không biết. Chuyện đó phức tạp lắm. Chị nhắc đến lý thuyết Social Contract ở đây, chỉ để van xin các em rằng: đừng bao giờ ký hợp đồng xã hội với những kẻ đòi hỏi em từ bỏ toàn bộ, hay một phần, quyền được suy nghĩ; kể cả khi những kẻ đó rất bự và rất to, rất hôi và rất đáng sợ. Em có thể được an toàn, sẽ có một bầy đàn bảo vệ em khỏi những người nghĩ khác em. Nhưng để làm gì hả em của chị? Em cần “mình luôn đúng” hơn là “mình luôn nghĩ” sao? Như thế thì em sẽ chết mất, vì em không còn tư duy, làm đek gì em tồn tại được?
Phew, chị lại cực đoan nữa rồi. Vẫn có cả tỉ người như thế mà họ vẫn sống nhăn răng đấy thôi. Tạm biệt các em. Đừng tin những gì chị nói!
Tớ cảm thấy tâm trạng rất tốt sau khi đọc xong, bạn viết tuyệt quá. Tớ muốn add bạn trên fb lắm rồi, nhưng phải cố nhịn.
you’re always welcome ^^
khi nào sẵn lòng thì send tớ message nha 🙂
Hội những người đã thở đúng cách trước khi ngừng thở –> Rất thích cái này 😀