Na Son Nguyen – AP Photo Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 07, năm 2012, Nguyen Thi Chi (20 tuổi, bên trái) và Dinh Thi Hong Loan (30 tuổi) đang ở trong phòng trọ tại một con hẻm ở Hà Nội, Việt Nam. Cặp đôi đồng tính nữ này đã hẹn hò hơn 2 năm và dự tính kết hôn vào tháng tới. Chính phủ Cộng sản hiện đang xem xét chấp nhận các cặp đôi đồng tính được kết hôn hoặc đăng ký hợp pháp và thừa hưởng quyền lợi – đánh dấu Việt Nam trở thành nước đầu tiên tại Châu Á có hành động như thế.
Hà Nội, Việt Nam (AP) – Dinh Thi Hong Loan nắm chặt bàn tay của bạn gái, và cả hai trao cho nhau cái nhìn đầy tình cảm. Họ mỉm cười và nói về đám cưới sắp tới của mình – họ sẽ trao nhẫn và bắt đầu cuộc sống mới cùng nhau như thế nào.
Đám cưới của cặp đồng tính nữ diễn ra tại thủ đô Việt Nam không được chính thức công nhận, nhưng có thể điều này sẽ sớm thay đổi. Chính phủ Cộng sản Việt Nam đang cân nhắc có nên chấp nhận những cặp đôi đồng tính được phép kết hôn hoặc đăng ký hợp pháp và thừa hưởng quyền lợi – điều này đánh dấu việc trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á cân nhắc đến chuyện này.
“Tình yêu chúng tôi dành cho nhau là thật, và không gì có thể thay đổi bất kể luật có được thông qua hay không,” cô gái 31 tuổi tên Loan nói. “Nhưng nếu nó được thông qua, chắc chắn chúng tôi sẽ đi đăng ký. Tôi không thể chờ được!”
Thậm chí những nhà hoạt động lâu nay vì quyền lợi đồng tính cũng ngạc nhiên trước đề xuất của Bộ Tư pháp khi mà trong bản kiến nghị xem xét luật hôn nhân đã bao gồm các cặp đôi đồng tính. Không ai biết nó sẽ được trình bày thế nào hoặc liệu có tồn tại đủ lâu để đưa ra trước kỳ họp Quốc hội năm sau hay không, nhưng những người ủng hộ thừa nhận sự thật là chỉ việc nó được đưa ra xem xét cũng là một thắng lợi trong khu vực, nơi mà chỉ đơn giản việc là một người đồng tính cũng có thể dẫn đến kết quả là án tù hoặc bị quất bằng roi mây.
“Tôi nghĩ là mọi người đều ngạc nhiên,” Vien Tanjung, một nhà hoạt động vì quyền lợi người đồng tính Indonesia phát biểu. “Thậm chí nếu nó không thành công, nó cũng đã làm nên lịch sử. Cá nhân tôi nghĩ, nó sẽ còn tiếp tục.”
Việt Nam dường như là một thách thức không đơn giản đối với các vấn đề quyền lợi đồng tính. Nơi này thường bị cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề bởi những ghi nhận tiêu cực về nhân quyền, thường xuyên giam cầm những người bất đồng quan điểm chính trị kêu gọi cho tự do dân chủ hoặc tôn giáo. Chỉ cách đây vài năm, đồng tính vẫn bị xem là “tệ nạn xã hội”, bên cạnh nghiện ngập và mại dâm.
Chính cộng đồng đồng tính ở Việt Nam cũng từng có thời gian ít công khai đến nỗi hiếm khi có một nhóm hoặc cuộc gặp gỡ nào diễn ra. Thậm chí nói đến vấn đề này, từng có một thời gian, là điều cấm kỵ.
Nhưng trong năm năm trở lại đây, mọi thứ dần dần thay đổi. Truyền thông quốc gia, mặc dù không thể viết về các chủ đề chính trị nhạy cảm hay phê bình thẳng thắn chính phủ độc đảng, lại được tạo cơ hội khám phá các vấn đề đồng tính. Họ viết những câu chuyện dài kỳ trên báo và truyền hình, bao gồm một câu chuyện có thật đã thắng giải.
Đám cưới đồng tính công khai đầu tiên ở Việt Nam đã tung video lên mạng vào năm 2010, và một vài lễ cưới khác đã diễn ra sau đó, thu hút sự chú ý rộng khắp công chúng. Hôm nay Bộ Tư pháp đã tuyên bố một khung luật là cần thiết bởi lẽ tòa án không thể giải quyết những tranh chấp giữa các cặp đồng tính chung sống cùng nhau. Luật mới có thể cung cấp các quyền chẳng hạn như sở hữu tài sản, thừa kế và nhận con nuôi.
“Tôi nghĩ, nếu nhân quyền được quan tâm, đây là thời điểm để chúng ta nhìn vào thực tế,” Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Ha Hung Cuong phát ngôn vào ngày thứ Ba trong một buổi đối thoại online phát sóng trên đài truyền hình và đài phát thanh quốc gia. “Số lượng người đồng tính đã lên đến hàng trăm ngàn. Đó không phải là một con số nhỏ. Họ sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn. Họ có thể sở hữu tài sản. Dĩ nhiên chúng ta phải xử lý những vấn đề của họ dựa trên pháp luật.”
Trên toàn cầu, 11 quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng tính kể từ thời điểm Hà Lan trở thành nước đầu tiên vào năm 2011. Chỉ một vài bang ở Mỹ cho phép, nhưng tổng thống Barack Obama đã tạo nên hy vọng cho rất nhiều cặp đồng tính trên khắp thế giới sau khi tuyên bố ông ủng hộ vào đầu năm nay.
Vấn đề này từ lâu đã không được cân nhắc ở phần lớn Châu Á. Tại Thái Lan, nhiều khách du lịch chứng kiến những cộng đồng đồng tính nam, đồng tính nữ, chuyển giới hoạt động sôi nổi; nhưng nó tồn tại phần lớn nhằm mục đích sinh lợi cho nền công nghiệp giải trí, bị tách khỏi đời sống chính trị và xã hội bảo thủ của Thái.
Những quốc gia Hồi giáo như Indonesia có những điều luật nghiêm khắc chống lại đồng tính. Tôi quan hệ tình dục đồng giới có thể dẫn đến 20 năm tù và bị đánh roi ở Malaysia. Nhưng điều đó không ngăn cản được cuộc đấu tranh cho quyền lợi và sự công khai.
Gần đây ở Singapore, hơn 15,000 người – gấp đôi năm ngoái – đã giương cao những chiếc đèn màu hồng tại một công viên trong đêm để ủng hộ sự chấp nhận của cộng đồng trong một tiểu quốc hiện đại, nơi tình dục đồng tính vẫn là bất hợp pháp mặc dù luật không quy định.
Ở Taiwan, một kiến nghị năm 2003 ghi nhận hôn nhân đồng tính đã không nhận đủ sự ủng hộ để thành luật, mặc dù một cặp đôi đồng tính nữ được dự đoán sẽ kết hôn vào tháng Tám tại một tu viện Phật giáo.
Việt Nam sẽ tổ chức cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên vào ngày 5 tháng 8 tại Hà Nội. Đây là một quốc gia bảo thủ về mặt xã hội, nhưng chính phủ hạn chế những hoạt động chính trị tôn giáo, vốn điển hình chống lại hôn nhân đồng tính ở những quốc gia khác. Diễu hành đồng tính có vẻ không gây ra quá nhiều đe dọa đối với sự thống trị của Đảng Cộng sản.
Đề xuất hôn nhân đồng tính vẫn còn những chướng ngại cần phải vượt qua trước khi trở thành luật. Bộ Tư pháp sẽ cân nhắc ý kiến người dân cùng với các cơ quan nhà nước trước khi trình bày bản sơ thảo trong Kỳ họp Quốc hội vào tháng Năm năm sau về hôn nhân đồng tính hoặc một số ghi nhận hợp pháp nhất định về quyền lợi. Sau đó, nó phải được thông qua bởi đa số trong Quốc hội.
“Một vài người nói với tôi rằng nếu Việt Nam có thể hợp pháp hóa nó (Rio: hôn nhân đồng tính), nó sẽ là một ví dụ tốt cho những quốc gia khác đi theo,” Le Quang Binh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường – một tổ chức phi lợi nhuận tư vấn về luật hôn nhân. “Người ta nghĩ chỉ việc nhắc đến nó đã là một bước tiến lớn… Tôi hy vọng nó sẽ dẫn đến sự cởi mở và chấp nhận dành cho người đồng tính nam và nữ tại Việt Nam.”
Như cặp đôi Việt Nam Loan và Nguyen Thi Chi, cả hai đang sống chung trong một phòng trọ tại một con hẻm nhỏ ở Hà Nội, họ thể hiện rằng tình yêu và tình nghĩa giữa họ là thật, bất kể luật có tồn tại để ghi nhận đám cưới của họ vào tháng tới hay không. Nhưng họ hy vọng đề xuất mới sẽ gỡ bỏ vết nhơ đã bị ấn lên những cặp đôi đồng tính.
Cô gái 20 tuổi tên Chi thấu hiểu nỗi đau của sự phân biệt. Cô bỏ học đại học sau khi bị “tống cổ” bởi một tờ giấy dính lên cửa phòng học nói rằng cô “bệnh hoạn.” Tại trường cô bị gây hấn và bắt nạt trong một năm rưỡi cho đến khi cô quyết định vậy là quá đủ.
“Phải thay đổi,” cô nói. “Dù nó không phải là một trải nghiệm tốt, nhưng càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến cộng đồng này. Và càng nhiều người biết đến nó, sẽ có thêm nhiều người có cái nhìn khác về nó.”
(Dịch bởi Rio)
Nên giản lược bớt những “là” và “nó” hoặc những cái kiểu kiểu thế, và nên ngắt câu nhiều hơn để diễn đạt trở nên gãy gọn, dứt khoát, rõ ràng. Những câu thực sự có mục đích riêng để viết dài thì mới để dài.