Skip to content →

Review “Thiên Đường Lạc Lối” (Hotboy Nổi Loạn) [Berlin Film)

Nguồn: http://www.hollywoodreporter.com/review/lost-paradise-berlin-film-review-289375

5:51 PM PST 10/2/2012 bởi David Rooney

 Lời tóm tắt: Một vở “cải lương” (1) đồng tính quá nhiều đường đến mức đúng ra phải có cảnh báo dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Có lẽ là bộ phim đề cập thẳng thắn nhất đến đồng tính trong nền công nghiệp điện ảnh đang phát triển của Việt Nam, đặc điểm phim của Vũ Ngọc Đãng là hào nhoáng nhưng nhạt nhẽo và phóng đại quá mức (2).

BERLIN – Lặn ngụp trong những dòng tình cảm của “Thiên đường lạc lối”, thấp thoáng đâu đó vẫn có mầm mống của chủ nghĩa hiện thực xã hội qua việc đào sâu những khó khăn trong cuộc sống của nam đồng tính trẻ ở Việt Nam, rời bỏ gia đình không chấp nhận và làng quê đầy định kiến; trôi dạt đến bước đường làm đĩ để tồn tại ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và đồng biên kịch của anh đã tạo nên một cách tiếp cận quá ủy mị đến mức cảm hứng chủ đạo trở thành một nỗi đa cảm bị làm quá (3).

Nếu bất chấp những khái quát dễ dãi kiểu châu Á, đây là phiên bản Hello Kitty của một bi kịch thống thiết về mại dâm đồng tính. Những thước phim đầu tiên báo hiệu những gì sắp đến, xen lẫn giữa một gã đàn ông đầy cơ bắp đang tập thể dục ở công viên; trong khi bạn trai của anh ta xuất hiện trên màn ảnh với tư thế nằm ỏng ẹo trên giường ở nhà, với hai con mèo bự xù nhất (nhưng cũng vô nghĩa nhất.) Trong lúc đó thì cậu gay trẻ dễ thương lang thang trên đường phố, dừng ngay trước cửa hàng Chanel và bảng quảng cáo Gucci để nhắc chúng ta về một cuộc sống dễ dàng ngay trong tầm tay.

Cốt truyện chính xoay quanh cậu trai trẻ nhà quê tên Khôi (Hồ Vĩnh Khoa), 20 tuổi, bị lừa bởi gã mại dâm vô đạo đức Đông (Linh Sơn) trong lúc đang tìm nhà trọ. Cậu bạn trai nóng nẩy của Đông, Lam (được đóng bởi đồng biên kịch Lương Mạnh Hải), gần như không muốn làm việc này, nhưng bất chấp sự lo lắng của anh dành cho cậu trai trẻ; họ vẫn lột sạch tiền và tài sản của cậu, sự phản kháng của cậu hoàn toàn vô hiệu.

Khi Đông bỏ đi và để mấy con mèo lại cho Lam, anh vẫn tiếp tục tối tối ra đứng đường với đủ mọi mánh lới. Từng đắm đuối trong tình yêu lầm lạc với Đông, Lam phớt lờ sự say mê của một anh chàng đồng tính điệu đà khác, cũng làm nghề bán thân trên cùng một đoạn đường. Nhưng một lần nọ anh gặp lại Khôi, khi cậu trai trẻ ở trong hoàn cảnh còn tệ hại hơn, tình yêu đã đến.

Xung đột xảy ra, và sáo mòn như mọi khi, từ việc Khôi khăng khăng muốn Lam bỏ con đường làm đĩ, trong khi Lam cứ phun ra những lời sáo rỗng như, “Họ có thể mua được cơ thể của anh nhưng họ không thể có được trái tim anh.” Nghiêm túc đó. Dĩ nhiên rồi Đông cũng bật lại, tìm cách phá đôi uyên ương, nhưng những kinh nghiệm cay đắng đã làm cho Lam kiên định hơn.

Mỗi một cảnh phim làm tình đê mê hay những ảo tưởng đẫm nước mắt – mà có nhiều cảnh như thế lắm – được làm nền bởi một điệp khúc không lời sướt mướt hay một bài pop sến súa. Về mặt kỹ thuật mà nói, trong khi bộ phim khá bóng bẩy chỉn chu, thì phần nhạc của Minh Thư lại hỏng be bét. Đặc biệt là phần kịch bản phụ của bộ phim hoàn toàn không cần thêm chất phụ gia từ nhạc nhẽo. Với một niềm tin chắc chắn như ngớ ngẩn, gã lang thang tốt tính đầu óc đơn giản (Hiếu Hiền) đã ấp một con vịt từ một quả trứng trong khi luôn lo lắng cho cô gái điếm bị tổn thương (Phương Thanh), người mà bề ngoài gai góc lại ẩn giấu một trái tim nồng ấm bên trong.

Có một nỗ lực yếu ớt trong việc bảo vệ cho bộ phim kẹo ngọt ngớ ngẩn này: khẳng định lối đề cập thẳng thắn đến vấn đề đồng tính trong phim là một sự đột phá đối với một nền văn hóa vẫn còn hà khắc. Nhưng đến với cái kết gọn gàng sạch sẽ của phim, với việc cân bằng giữa bi kịch và hy vọng, nó hoàn toàn đi khỏi giới hạn. Lối kể chuyện không hề tinh tế, chỉ phù hợp cho những khán giả ngây thơ nhất. Bộ phim chẳng hơn gì một tác phẩm chiếu hưởng ứng ngày hội đồng tính (4) ; chỉ là một mục tiêu lý tưởng thỏa mãn thị hiếu của  những teen Việt Nam đang đói khát nền văn hóa đại chúng.

.

(1) “melodrama.” Một thể loại kịch với kịch bản và nhân vật được thậm xưng để khơi gợi cảm xúc. Cũng có thể hiểu là một tác phẩm tự sự đương đại có những đặc tính tương tư. (Wikipedia)

(1) “rife of cliche.” Cliché hoặc cliche: là một ý tưởng, cách thể hiện, hoặc yếu tố trong một tác phẩm nghệ thuật được sử dụng quá nhiều đến mức mất đi ý nghĩa hoặc ảnh hưởng ban đầu, đặc biệt là trong khi thời gian trước đó chúng lại được xem là rất ý nghĩa. (Wikipedia)

(2)  “cliche-riddled sentiment.”

(3) “the gay-festival niche”

Rio Lam Signature

Subscribe This Blog

Published in Review Translations

Comments

What's on your mind?

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Back To Top
%d bloggers like this: