(Nguồn: Internet)
Gởi con trai, con gái của mẹ
Hôm qua mẹ đọc được status của cô Mẹ Nấm về những người xa xứ.
“Nhưng hứa thì hứa, chứ nằm xuống nghĩ lại những lời anh nói lại thấy thắt lòng:
– Con cái của chúng ta có thể thành đạt, nhưng rồi sẽ không có khái niệm quê hương, và khi về già lại thao thức như anh bây giờ em ạ!”
Vui chuyện nên mẹ cũng nhớ đến vài điều trước đây mẹ từng nhìn thấy. Lúc 19 tuổi ở Washington, mẹ có đi dạy tiếng Việt cho mấy đứa nhỏ ở chùa. Chuyện cũng lâu rồi, thế nên bây giờ mẹ chẳng còn ấn tượng mấy. Nhớ được gì thì mẹ sẽ kể nấy vậy.
Đầu tiên nói về con nít, con nít Việt sinh ở Mỹ. 19, 20 tuổi, những gì mẹ thấy chủ quan vô cùng, vì chẳng dựa trên số liệu điều tra gì cả, và thời gian mẹ ở đây cũng không nhiều nhặn gì. Đến lúc con đọc được những dòng này, có thể mẹ đã khác và mọi thứ đã khác. Nhưng mẹ cứ viết ra đây những gì mẹ đang thấy nhé. Ấn tượng đầu tiên của mẹ về mấy đứa con nít Việt ở Mỹ là ngoan, và chán. Người lớn thì gọi đó là “ngoan”, không quên đính kèm so sánh, “Ngoan hơn tụi con nít ở Việt Nam nhiều.” Mẹ thì nghe và ngậm miệng không cãi, vì đúng là ngoan thật; không chửi thề, chơi trong im lặng, không giành đồ chơi của nhau, không tính toán khôn lanh; ngoan đến mức mẹ không phân biệt được đứa nào với đứa nào, trừ khuôn mặt tụi nó ra (mà nói đến khuôn mặt, thì khi tụi nó lớn, mẹ càng không phân biệt được. Gái Việt nhìn giống giống nhau, tóc ép thẳng, mắt đeo kính hoặc kẻ rất đậm, dáng vóc thì mình hạc xương mai). Thôi thì ngoan như thế là tốt hay là không tốt, mỗi người tự có nhận xét riêng vậy; mẹ chỉ mong con mẹ “khác” hơn một chút.
Hồi ở Washington chưa có xe, mỗi lần đi dạy mẹ bắt bus hơn 2 tiếng đồng hồ để tới chùa. Đó là ngôi chùa duy nhất mẹ muốn bước vào trong hơn 2 năm ở đây. Chùa hoàn toàn được xây bằng sức của các sư và quý Phật tử xung quanh. Lúc mẹ đến dạy thậm chí các sư còn chưa có khu nghỉ ngơi, chỉ mới xong phần Chánh điện. So sánh với hàng loạt ngôi chùa khác, ở Washington, ở Texas; mỗi năm 6, 7 lượt ca sĩ nổi tiếng về hát quyên góp, màu mè đủ kiểu, dựng đại tượng xi măng cốt thép Phật bà này nọ; tự dưng mẹ thấy thương gì đâu. Nghe đồn sư trụ trì còn trẻ, khoảng tầm ba mươi mấy; đã học xong Tiến sĩ thì hiểu sự đời mà đi tu.
Dạy tiếng Việt cho lũ trẻ con không khó; hoặc vì tụi nó còn nhỏ, hoặc vì mẹ yêu tiếng Việt nhiều. Điều khó nhất là giải thích cho tụi nó hiểu vì sao phải học tiếng Việt. Lúc mẹ đang viết những dòng này cho con, mẹ còn trẻ nên vẫn hiểu một điều: những cụm từ to lớn “quê hương tổ tiên”, “tinh thần dân tộc”, làm sao mà đi vào đầu tụi con cho nổi (đến cả người lớn đã thấm chưa mà mong trẻ con nó giác ngộ sớm được). Thực lòng mà nói, về lâu về dài, mẹ nghĩ chuyện “mất gốc” không tổn hại gì đến những đứa trẻ cả. Vẫn có thể học giỏi, có công việc tốt, có gia đình ngon lành. Nếu tâm hồn đã nhỏ thì giấc mơ cũng đâu có lớn; sống một đời nếu nó thấy hạnh phúc là đủ rồi, đành đoạn bỏ rơi vài mảnh quê hương, nó cũng đâu có tiếc. Nếu có ai mất thì là chính ba mẹ tụi nó mất – mất con, nước Việt mình mất – mất người. Hồi trước có một lần dì của mẹ nói, nghe buồn lắm; “Bên này ai mà có con cưới Mỹ là coi như mất con, rồi sau là mất cháu luôn.” Mẹ hiểu lắm chứ. 19 năm trời mẹ ở Việt Nam, qua đây còn không cưỡng nổi sức hút của nước Mỹ; một đứa trẻ sinh ra ở Mỹ, bố hoặc mẹ nó người Mỹ, xung quanh nó là đời sống Mỹ; nó đâu có nghĩa vụ tinh thần gì với một phần hai dòng máu lạc loài trong người. Con có hiểu điều này không hả con? Hy vọng con được sinh ra ở một nơi mà khi đọc những dòng này, con hiểu mẹ đang hoang mang vì điều gì.
Mẹ là du học sinh Mỹ con à; đã du học ở Mỹ thì hầu-như ai cũng có mong muốn ở lại, không ngắn thì dài. Mẹ cũng chẳng đủ tư cách để nói là mình không muốn; nhưng cứ tưởng tượng nếu bây giờ mẹ tìm cách ở lại đây, sau này con sinh ra như người Việt đi-lạc, mẹ lại thấy buồn. Bố mẹ sẽ cố gắng dạy con hết sức; nhưng mẹ vẫn thấy nó chẳng đến đâu. Giỏi lắm thì con biết nói tiếng Việt sõi, không nhầm lẫn giữa “ông ngoại” và “lão ông ngoại” (hoặc “thằng…”, mô Phật), giỏi lắm thì con tự hào là người Châu Á, “I’m A-sian.” Hết, bố mẹ làm được tới đó thôi.
Nhưng con ơi, tự hào là đủ sao? Con là người Việt mà không có cái Tết mai vàng đào hồng, không có cúng giỗ gia tiên, không về quê thăm mộ ông bà mỗi năm, không biết cái nhà thờ tộc nó ra sao, không phân biệt được giọng Bắc giọng Nam; vậy không gọi đi-lạc thì gọi là gì? Còn lớn lên thì tùy duyên mỗi đứa; mà hiếm ai có đủ duyên để nghe được tiếng gọi lạc lõng vang vọng từ một quê hương đã quá xa xôi. Mẹ quý tất cả những đứa em, đứa cháu, đứa trẻ con Việt Nam được sinh ra ở đất Mỹ này; nhưng con của mẹ à, mẹ mong cho con những điều khác.
Có người nói con nít ở Việt Nam khổ, môi trường dơ bẩn, giáo dục tệ hại, con người sống dối lừa nhau, tình hình xã hội bây giờ hỗn loạn. Họ nói ở Mỹ nhiều cái sướng, nghèo đói có foodstamp, khổ cực có financial aid; có chí thì không lo sa cơ lỡ nghiệp. Họ đúng con à, mẹ chẳng thể cãi. Nhưng có những lúc mẹ nghĩ, cái nền giáo dục hàng đầu thế giới này, cái bầu không khí sạch sẽ, đồ ăn đảm bảo vệ sinh này; có đáng để đánh đổi tinh thần Việt nguyên-chất mà đúng ra con sẽ được hưởng không? Con ơi, giả như con được sinh ra ở Mỹ, con được học hành tử tế, con làm bác sĩ này nọ; con có sung sướng hơn bà ngoại của con, một người phụ nữ từng chạy loạn 75, khổ sở đủ đường, rồi cũng một chồng hai con, cửa nhà êm ấm; con có hát ru được cho con của con, kể chuyện cổ tích cho cháu của con, và, con có thuộc được tên của năm ngọn núi Ngũ Hành quê mẹ? Hay là do mẹ còn trẻ, mẹ cạn nghĩ, chỉ nghĩ được đến đó? Vài năm nữa trưởng thành hơn, thứ tự những điều quan trọng có lẽ sẽ thay đổi, con nhỉ. Chẳng hạn như sức khỏe của con, nhân quyền của con, học vấn của con; sẽ trở nên quan trọng hơn là chuyện con có nhớ hết những truyền thuyết của nước mình hay không. Tương lai còn dài, mẹ còn phải nghĩ nhiều nên chẳng thể hứa trước điều gì. Nhưng mẹ biết chắc chắn mẹ sẽ buồn lắm, nếu một ngày nào đó, “về Việt Nam” là một chuyện chẳng-đặng-đừng con phải làm. Lúc đó nếu mẹ có lỡ tay đánh con (ài, cái nước Mỹ này có cho đánh con nít không hả trời), con đừng giận mẹ. Con thương mẹ thì nhớ về một cô gái 19 tuổi xa nhà, đã khóc cả đêm một mình trong căn apartment an ninh hạng bét ở Washington, sau khi phụ khiêng vali tiễn hết đám bạn cùng phòng về thăm nhà.
Con có nhìn thấy bức ảnh minh họa mẹ đặt ở trên không? Trong ảnh có một số chi tiết mà có lẽ vài người nhìn thấy, lại đã đọc đến dòng này; sẽ không mấy thích thú. Người cực đoan có khi còn bảo mẹ đã bị tẩy não này nọ. Nhưng con à, mẹ không đang nói về chuyện chính trị. Mẹ nói về con, về những đứa trẻ, về nụ cười của cô bé trong ảnh, về lá vàng mùa thu; về những điều mẹ đã được hưởng, và bây giờ mẹ muốn chính tay mẹ trao lại cho con. Có vậy thôi mà sao nhiều người thích nói ra nói vào làm mẹ sợ lắm.
Thôi, mẹ dừng viết đây. Lâu lắm rồi mẹ chẳng viết những bài như thế này. Chuyện xã hội, chuyện thời sự vượt quá tầm viết của mẹ, càng viết càng lộ ra nhiều điểm hời hợt; thiển cận; vì lẽ suy nghĩ của mẹ vẫn còn non lắm. Hôm nay đọc được status của Mẹ Nấm, ít nhiều cũng nghĩ, nên mẹ đánh liều viết vài dòng. Vốn lâu nay chỉ được nghe người ta tấm tắc khen chuyện con cái được sinh ra ở Mỹ; nay biết thêm vẫn có bậc cha mẹ đang tiếc và hoang mang. Có thể cả cuộc đời của mẹ cũng sẽ hoang mang; điều duy nhất mẹ mong là con không bao giờ hoang mang về nguồn gốc của mình. Người Việt – viết hoa, con nhé.
Em chỉ tự hỏi, chị sẽ nghĩ gì khi đọc lại những dòng này? Liệu khi xa một nơi quá lâu, sẽ trở nên xa lạ? Em đọc được dòng status của chị sáng nay về “nationalism”, về suy nghĩ của chị sau khi đọc bài note của Giáo sư Ngô Bảo Châu, và rồi em đọc được bài này.
Em xa nhà đi học ở một nơi cũng như nước mình – Thái Lan. Và cảm xúc với em bây giờ như status của chị vậy. Phải chăng vì em vẫn còn ở Thái chứ không phải nước Mỹ ước mơ nên em vẫn mơ về môi trường giáo dục tốt nhất thế giới. Phải chăng em vẫn muốn con mình có được những thứ mà mẹ nó phải nỗ lực để chạm tới. Lúc này, có khi “nationalism” với em như một thứ xa vời.
Không biết em có đi ngược với quá trình, hay là em hiểu sai ý chị. Chỉ là em nghĩ, khi em đi xa đủ lâu, và khi đã chạm tới những gì mình mơ ước, thì em sẽ như thế này, như nỗi lòng chị gửi vào lá thư này. Sẽ nghĩ về nguồn cội của mình, của những đứa con mình.
hay quá. Tự dưng em comment bài này làm chị đọc lại (thật ra lâu lâu chị vẫn đọc lại bài này).
Em biết sao không? Bài này là bài tâm sự, nó chứa nhiều tình cảm cá nhân của chị. Có lẽ em chưa biết nhưng chị đã chọn học xong sẽ về Việt Nam.
Còn status trên Facebook là một góc lý tính, một sự phản đối của chị đối với “nationalism.” Chị có yêu Việt Nam không, có thèm cơm xôi cháo bún không? Có chứ. Nhưng chị ko đồng ý với nationalism. Ai thèm bún thèm phở yêu hoa mai hoa đào thì cứ việc, nhưng không được đem việc ấy ra phán xét người khác, hoặc ép buộc người ta cống hiến này nọ.
Trong bài này còn nhiều điều ẩn ức chị không viết ra. Nó liên quan đến cái nhìn của chị về một bộ phận người Việt ở Mỹ. Vì phức tạp quá mà chị chưa đủ sức nói thành lời hay, nên đành gác lại
Em nghĩ giờ thì em hiểu được ý chị rồi ạ. Ban đầu đọc em nghĩ có khi nào mỗi thời điểm con người sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Em nghĩ rằng nó mâu thuẫn. Nhưng mà giờ chị nói thêm thì em hiểu rằng thật ra mỗi việc nằm ở một phạm trù khác. Hay quá chị ạ!
Cám ơn chị về những bài viết. Có những ngày chán nản, em lại tìm những bài viết của chị :).
Cảm ơn em
When your kids live in VN, they will learn to do this:
http://kenh13.info/ve-sinh-ca-nhan-bang-nuoc-uong-cong-cong-gay-buc-xuc.html
Reblogged this on Nguyễn Tùng.
Chi cu doc di doc lai bai viet cua em!! Hay va rat chi la trai nghiem!! Cuoc song ma- o dau cung co cai tot va khong tot – chang cai gi la hoan hao ca!! Chi dang song va lam viec o My, chong chi la nguoi My. Song giua 2nen van hoa trong 1 gia dinh- chi rat hieu su khac biet !!
Con em sẽ lớn lên theo cách mà nó chọn, dù nó có được sinh ra ở đâu đi chăng nữa. Lời hát ru, bài dân ca, truyền thuyết, rồi cái Tết cổ truyền, và tiếng Việt đều là những thứ em sẽ có thể mang đến cho con, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam. Nhưng những điều mà con em sẽ chọn để gắn bó tuổi thơ và cái tôi của nó, dù nó sinh ra và lớn lên ở đâu, sẽ không giống như em, cũng như em không giống như cha mẹ em trước đây.
Em nghĩ rằng trẻ con Việt Nam ở Mỹ đứa nào cũng giống nhau, em hãy nhìn trẻ con ở Việt Nam ngày hôm nay xem. Sự đồng điệu của chúng không đến từ văn hoá, mà đến từ thế hệ. Em có thể cho con em lời hát ru, nhưng nó sẽ lớn lên với rap, với hip-hop, với K-pop, và điều đó em không kiểm soát được. Sinh ra ở Việt Nam không có nghĩa là con em sẽ có một tuổi thơ như em đã có. Tuổi thơ của con em, ở Mỹ hay ở Việt Nam, sẽ hoàn toàn khác biệt với những gì em đã trải qua, và em sẽ dần dần tìm hiểu và quen với nó.
Tất nhiên có những rào cản về văn hóa. Đất nước nào cũng vậy, không phải chỉ riêng nước Mĩ. Đã quyết định ở lại thì theo văn hóa nước ấy (nhập gia tùy tục). Điều này chắc ai cũng hiểu. Mình nghĩ quan trọng nhất vẫn là từ giáo dục của gia đình.
Tôi đồng ý với bạn. Nhập gia thì tùy tục. Suy nghĩ chi cho nhiều.
Bạn may mắn và hạnh phúc. Thử hỏi có ban nào ở Mĩ cũng được như vậy? Cái đó không phải obsessed (bạn nhắc mọi người vậy tại sao lại dùng tiếng anh) mà vì lo. Lo cho con cái. Lo cho gia đình. Lo cho ba mẹ, ông bà. Gia đình nội ngoại bạn đã ở bên này 30 năm. Nhưng có lẽ bạn chưa trải qua cái cảm giác mười mấy năm nơi đất khác quê người. Không gặp người thân. Bạn là thế hệ sau và thật sự bạn đã may mắn rất nhiều. Vì thế đừng dùng những từ ngữ lăng mạ.
Tôi chỉ dùng một từ tiếng Anh duy nhất, vì không tìm được từ sát nghĩa bằng tiếng Việt, chứ không phải viết nguyên cả đoạn văn bằng tiếng Anh. “Ám ảnh” ư? Không phải. “Bận tâm” cũng không phải. Nên dùng từ sát ý nhất, là “obsessed”.
Bản thân tôi cũng đã sống ở Mỹ hơn 10 năm. Cảm giác xa nhà thế nào tôi biết. Nhưng tôi chưa bao giờ lo lắng về chuyện con cái có gốc hay không có rễ gì hết. Nếu thích thì ở nhà nói tiếng Việt chứ đừng nói tiếng Anh. Trường dạy tiếng Việt thì nhiều như nấm. Xứ này thứ gì mà chả có, việc gì phải nghĩ ngợi lung tung.
PS: Các anh chị đã sợ mất gốc thì xin làm ơn cãi lộn với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, để giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt. Xin cảm ơn!
Nice try, dude, Đọc lại thử xem cái comment trước của bạn có thuần việt không nhé :))
Vô số người đã và đang chọn nước Mỹ làm nơi sinh sống. Chỉ có một thiểu số người Việt là obsessed với khái niệm “mất gốc”. Thiện tai, thiện tai. Tôi có họ hàng nội ngoại ở Mỹ đã hơn 30 năm. Cách họ cư xử với tôi cũng thẳng thắn và lịch thiệp như những người Mỹ khác với tôi (hay theo ngôn từ của bạn, gọi là “chán”). Những dịp lễ Tết gia đình chúng tôi vẫn tụ họp đông đủ, cũng bánh chưng bánh tét, cũng hoa hòe đủ kiểu. Tôi vẫn được các bác lì xì dù năm nay đã 26 cái xuân xanh. Thèm ăn phở thì lái xe xuống downtown. Ở cái xứ này cái thứ đếch gì mà chẳng có, phong tục của mình có ai bắt mình bỏ đâu mà lại ngồi emo gốc với chẳng rễ.
Là do người ta mất gốc, hay tự mình ngụy biện vì không chịu (hay không thèm?) hội nhập?
Using your emotions to judge one culture as superior to another is shallow. Each culture has their own strengths and weaknesses. You only provide materialistic advantages to America as a country to downplay its merits as a culture and use your own poetic rose-colored glasses to look at Vietnamese culture, one in which you obviously have more connections and memories with. There are many great values and equally poetic imagery in the American culture, as well as embarrassing traits. It seems like you’re in an internal conflict, trying to justify your own feelings about one culture with the reality of another. That’s just an assumption I’m making. But you shouldn’t presume that a fusion of another culture is somehow less pure or perfect than the original one. After all, the American culture is built on such amalgamation. Your purist supreme view on culture is akin to that approach of the French.
First up, I would thank you for your comment.
However, I think there are some points you misunderstood here. I don’t judge either Vietnam’s culture or U.S.A’s culture as superior to another. If you could spend some more time to read my article again, you might see I didn’t mention much about America and its life. Being here almost three years, I’m aware that I haven’t known much about this society to judge it. Besides, I’m deeply thankful to the States, because I get a good education and opportunity here. I never underestimate the States.
When I wrote “Họ đúng con à, mẹ chẳng thể cãi. Nhưng có những lúc mẹ nghĩ, cái nền giáo dục hàng đầu thế giới này, cái bầu không khí sạch sẽ, đồ ăn đảm bảo vệ sinh này; có đáng để đánh đổi tinh thần Việt nguyên-chất mà đúng ra con sẽ được hưởng không? Con ơi, giả như con được sinh ra ở Mỹ, con được học hành tử tế, con làm bác sĩ này nọ; con có sung sướng hơn bà ngoại của con, một người phụ nữ từng chạy loạn 75, khổ sở đủ đường, rồi cũng một chồng hai con, cửa nhà êm ấm; con có hát ru được cho con của con, kể chuyện cổ tích cho cháu của con, và, con có thuộc được tên của năm ngọn núi Ngũ Hành quê mẹ?”, maybe it got you misunderstand my thinking. I don’t assume that America doesn’t have such a thing. They do have those values. Every nation in this world has formed and developed those culture value, and to me, all of them are equally precious. But I emotionally hope my children have more Vietnamese culture values in their souls than American’
I hope you get my point now And bro, so glad seeing your comment on my blog, truly.
Thanks for the clarification. I’m glad you understand things that way. I guess it’s just the tone of the writing that gave me that impression. I understand it’s more of an artistic mode of writing. But I’ve found it more appropriate to state any view on culture qualified as from a personal inclination. Anyway, glad to be here
Em chợt cảm thấy may mắn vì biết đến blog chị. Vì em tìm thấy điều quan trọng: sự đồng cảm.
Năm nay em 17 tuổi, trẻ quá chị nhỉ? Có trẻ để nghĩ đến những đứa con trong tương lai của mình không chị?
Em đang đi du học, tại Mỹ – miền đất hứa của nhiều người. Em cũng có mơ ước ở lại đây.
Đã hai năm rồi em chưa về lại Việt Nam, và đôi lúc em hoang mang tự hỏi, liệu có một ngày nào đó em quên mất Việt Nam, quên mất Hà Nội?
Khi mà bây giờ nhắm mắt lại, khung cảnh Hà Nội đã chẳng thể rõ ràng như xưa.
Chỉ có 15 năm sống trong lòng Hà Nội, liệu có một ngày nào đó em sẽ không còn yêu Hà Nội như xưa? Em sợ chị ạ.
Em sống với người quen, người Việt, và nhìn những đứa trẻ Việt sinh ra ở Mỹ lớn lên. Em nghe chúng nói tiếng Anh với nhau, nghe chúng nói một thứ tiếng Việt xa lạ – chứ không phải tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Chúng ngoan, nhưng không biết thưa gửi xưng hô, không biết vâng dạ, không biết khoanh tay khi chào hỏi người lớn.
Và em hoang mang về con mình. Liệu nếu em sống ở đây, con em có trở thành như thế? Em có thể làm được gì, làm thế nào để nuôi dạy con em trở thành người Việt. Thực ra là không thể, vì nó sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nó không thể trở thành một đứa trẻ Việt bình thường được.
Em tự hỏi: sinh và lớn lên ở Mỹ, với những phúc lợi xã hội rất tốt, con em sẽ hạnh phúc như thế nào? Chắc chắn sẽ khác hoàn toàn em rồi.
Có lạ không nếu đôi lúc em mong con em đừng ngoan quá?
Như em, biết thế nào là cãi nhau, giành giật đồ chơi, đi phơi nắng, bị ốm, đi xe máy qua những cánh đồng trải dài ngút mắt, đi xe đạp dưới những con đường lá đổ, lang thang ngoài đường và sà vào những hàng ăn khuya,… Biết đến những lọc lừa và bất công, biết đến những mặt trái của xã hội. Lớn lên trong một môi trường an toàn như của Mỹ, liệu có được biết đến những niềm vui mà em đã từng trải qua, khi cạnh tranh và chiến thắng, khi vượt qua áp lực và những kỳ thi, …?
Chẳng hiểu sao đôi lúc em không muốn ở lại đây, vì em muốn con em có thể hưởng những gì em đã từng trải qua.
Nhưng có thể em hiện tại thiển cận chăng, chỉ nhìn thấy và suy sét mọi điều bằng tình yêu và nỗi nhớ?
Như chị nói, có lẽ một ngày nào đó ta sẽ khác.
Chỉ là bây giờ, em vẫn luôn nghĩ, con em phải chăng nên sống ở Việt Nam trước?
Em à, điều duy nhất chị có thể trả lời cho em là 17 tuổi không quá trẻ để suy nghĩ về điều đó. 17 tuổi Xuân Diệu xuất bản tập thơ đầu tiên, 17 tuổi Lý Thế Dân đã cùng cha lật đổ nhà Tùy lập nên nhà Đường.
Ta sống giỏi lắm là đến 100 tuổi. Từ 60 tuổi trở đi là đã quá trễ để nghĩ điều gì và thực hiện nó. Vậy là từ bây giờ em còn được hơn 30 năm để nghĩ thôi Ngắn ngủi lắm.
vâng, đúng là ta chỉ có rất ít thời gian để sống, và càng ít hơn để biến những suy nghĩ của mình thành hiện thực
Hay, hay quá!