Skip to content →

Tag: America – The Promised Land

One last crazy thing.

Nhân vật Roger Murtaugh trong phim Lethal Weapon có một câu nói kinh điển như sau, “I’m too old for this [shit].” Lần nào ông ấy cũng nói câu đó, và lần tiếp theo ông vẫn sẽ làm những thứ nhẽ ra ở tuổi ông, người ta không làm nữa. (có đúng vậy không?)

Tôi cũng giống ông này ở một điểm – tôi cũng có một câu tương tự, “Just one last crazy thing before…” Sau “before” là gì thì tùy theo thời điểm. Lần nào tôi cũng nghĩ, thôi sau này là xong rồi nhé, sống thực tế nhé, hết giai đoạn này là phải tập trung kiếm tiền và làm người lớn nhé. Vậy nên một lần này thôi hãy làm trò điên rồ này.

4 Comments

I’m on the road, and I will always be.

Source: Phan & Lâm – Love Hits The Road Recently, I have got bored of a lot of things: social media, music, news, people (either public figures or some of my friends), even writing. At some point, I’m even freaked out thinking how my life would turn if nothing could lift my mood up, nothing could give me goosebumps just thinking of it, nothing could make me so excited that I felt as if there were an aura glowing around my head. But after all, I still get all of those when I’m planning for an upcoming trip. I already…

Leave a Comment

Trong một diễn tiến khác của việc cố gắng trở thành người tốt

Tôi viết bài này như một lời khuyên dài cho những bạn nhỏ tuổi hơn và có lẽ chưa trải qua nhiều chuyện như tôi. Tôi cũng viết nó như một lời chia sẻ và xác nhận với những người đã chín chắn hơn nhiều. Rằng tôi có đúng không? Và họ đã làm gì để vượt qua?

10 Comments

Tôi, những người khuyết tật, và cánh bướm đập ở Brazil

Tôi từng có vấn đề nho nhỏ với chuyện giúp đỡ người khuyết tật.

Vâng. À, đừng nhướng mắt lên nhìn tôi như thế. Để tôi giải thích đã nào.

Những chuyên ưu tiên như nhường ghế trên xe bus, lúc xếp hàng,… thì không vấn đề gì cả, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Nhưng còn những chuyện chẳng-ảnh-hưởng-mấy, những chuyện họ có thể làm tốt, tôi chẳng biết phải cư xử ra sao. Bởi lẽ, nếu thật sự xem họ là bình đẳng, là không thua gì mình, vì sao mình lại giúp họ chứ? Mà tôi thì thật lòng thấy họ cũng chẳng thua gì mình cả. Bao nhiêu bài báo người khuyết tật đạt giải thưởng, leo Everest, cưới vợ cưới chồng, v.v… và cả anh chàng Nick Vujivic gì đó, chẳng phải đã chứng minh là họ cũng chỉ khác tôi giống như tôi nghèo hơn Cường Dollar thôi. Chỉ có hoàn cảnh của họ là kém hơn tôi, chứ họ thì không, vậy sao tôi phải giúp họ, khi mà chẳng có ai cho tôi tiền để được như anh Cường :(.

Tôi không muốn gieo rắc lòng nhân ái, mà trong đó lẫn những miểng kính của sự thương hại, vào trái tim những con người mà tôi nhận thấy là không hề khác mình.

Armless-legless-1_3ab3e

(đây là anh Nick Vujivic)

Leave a Comment

Nghĩ về quê mà viết cho con từ nước Mỹ năm mẹ 20 tuổi

(Nguồn: Internet)

Gởi con trai, con gái của mẹ

Hôm qua mẹ đọc được status của cô Mẹ Nấm về những người xa xứ.

“Nhưng hứa thì hứa, chứ nằm xuống nghĩ lại những lời anh nói lại thấy thắt lòng:
– Con cái của chúng ta có thể thành đạt, nhưng rồi sẽ không có khái niệm quê hương, và khi về già lại thao thức như anh bây giờ em ạ!”

Vui chuyện nên mẹ cũng nhớ đến vài điều trước đây mẹ từng nhìn thấy. Lúc 19 tuổi ở Washington, mẹ có đi dạy tiếng Việt cho mấy đứa nhỏ ở chùa. Chuyện cũng lâu rồi, thế nên bây giờ mẹ chẳng còn ấn tượng mấy. Nhớ được gì thì mẹ sẽ kể nấy vậy.

Đầu tiên nói về con nít, con nít Việt sinh ở Mỹ. 19, 20 tuổi, những gì mẹ thấy chủ quan vô cùng, vì chẳng dựa trên số liệu điều tra gì cả, và thời gian mẹ ở đây cũng không nhiều nhặn gì. Đến lúc con đọc được những dòng này, có thể mẹ đã khác và mọi thứ đã khác. Nhưng mẹ cứ viết ra đây những gì mẹ đang thấy nhé. Ấn tượng đầu tiên của mẹ về mấy đứa con nít Việt ở Mỹ là ngoan, và chán. Người lớn thì gọi đó là “ngoan”, không quên đính kèm so sánh, “Ngoan hơn tụi con nít ở Việt Nam nhiều.” Mẹ thì nghe và ngậm miệng không cãi, vì đúng là ngoan thật; không chửi thề, chơi trong im lặng, không giành đồ chơi của nhau, không tính toán khôn lanh; ngoan đến mức mẹ không phân biệt được đứa nào với đứa nào, trừ khuôn mặt tụi nó ra (mà nói đến khuôn mặt, thì khi tụi nó lớn, mẹ càng không phân biệt được. Gái Việt nhìn giống giống nhau, tóc ép thẳng, mắt đeo kính hoặc kẻ rất đậm, dáng vóc thì mình hạc xương mai). Thôi thì ngoan như thế là tốt hay là không tốt, mỗi người tự có nhận xét riêng vậy; mẹ chỉ mong con mẹ “khác” hơn một chút.

22 Comments

Một dân tộc vui tươi

(Internet)

I – “Có một Quốc ca chung mà tất cả mọi người có thể cùng hát, vậy là tụi mày hạnh phúc lắm đó.”

Hôm nay tôi đại diện Hội Sinh viên Quốc tế và trường TCC đến tham dự Lễ hội Á châu hằng năm của quận Tarrant. Lễ hội này được tổ chức ở nhà thờ giáo xứ Thánh Tử Đạo, một trong những nhà thờ Việt Nam khá lớn ở đây (mà nghe đồn lúc xây dựng, chi phí đều trả thẳng bằng tiền mặt chứ không cần nhờ vào credit). Chúng tôi có một cái bàn nhỏ để giới thiệu về club và trường, vậy nên tôi gọi cho Kym nhờ in một vài thứ để trang trí poster, trong đó có quốc kỳ của các nước khác nhau. Kym mang bản in đến, tôi lướt mắt qua nhìn, và cảm thấy hơi lạ:

– Eh Kym, sao không có cờ Việt Nam?

Nếu là ai khác, tôi có thể nghĩ là họ vô tình quên, nhưng Kym vốn là người cẩn thận và biết để ý, chủ tịch hội Sinh viên Quốc tế là một người Việt Nam, bạn cùng nhà của Kym đều là người Việt. Gần đây nhất chúng tôi còn thảo luận đàn ông Việt Nam thích lên giường với kiểu gái nào, nhân sự kiện đọc được bài viết về anh siêu mẫu Việt Nam đang cặp với một quý bà tỉ phú Việt kiều U50 hay 60 gì đó.

– À – Kym giải thích – Tao không biết in cái nào, cái màu đỏ có sao vàng hay cái có sọc.

Leave a Comment

Chúc ngủ ngon những linh hồn cô đơn

Chuyện số 0.

Có một lần tôi đứng trong lớp Interpersonal Communication và nói về những điều “kì lạ” của chính mình.

– I’m an Asian but I do not have small eyes.

Cả lớp gật gù, ừ, đúng thế, mắt mày to vãi.

– And I’m proud to be a Vietnamese, but not Asian. I don’t know why, don’t ask me. Firstly, secondly, and finally, I’m Vietnamese, just Vietnamese.

Cả lớp cũng gật gù, chả biết có hiểu gì không.

Leave a Comment

“Ngày mai như ngày hôm nay…”

Em ngồi cuộn mình trong góc quán cafe nhỏ, tay khuấy cốc cafe nóng bốc khói, nhìn ra cửa kính. Ngoài trời phủ một màn mưa nhẹ, nhưng xám, đủ để làm lạnh những trái tim nhỏ xíu không được ủ ấm. Đối diện em là màn hình laptop, một vài assignment chưa làm xong, news feed Facebook, vài trang hình ảnh vui nhộn. Trong quán nức mùi cafe rang. Tìm ở giữa cái đất ngập Starbucks này được một quán còn mùi cafe rang, uống cốc cafe còn nguyên mùi cafe cháy, em tự nhận mình may mắn. Nhất là trong một ngày mưa.

2 Comments

Good girls go to heaven. Bad girls go everywhere.

(Zi Nguyen) Đây là một bài tâm sự cá nhân, không phải bài viết. Tôi viết cho những cô bạn dễ thương của tôi, không phải cho thiên hạ 🙂 1. Tôi nhớ một lần, ở quầy bar trong nhà một người bạn, lần đầu tiên tôi uống Sex on the Beach. Đứa thô lậu như tôi cũng chẳng kén chọn gì với cocktail; chỉ nhấp môi lấy vị cho biết là chính. Nhưng giữa tiếng nhạc của Queen, bài Bohemian Rhapsody thì phải, tôi vẫn còn nhớ bạn dặn tôi một câu ghi lòng tạc dạ: “Become bitchy, then…

Leave a Comment

In the States


“When you’re down, that’s where you’ll stay”

(“In the City” – The Eagles)

Tôi nhìn chăm chăm vào tủ kiếng đựng đồ ăn trong cafeteria. Hôm nay không có sandwich gà. Tôi không thích cá ngừ lắm; mà gà tây với cả “ham” thì trông quá tệ. Một miếng sandwich gần 4 đồng, kẹp 2, 3 lát “ham” mỏng dính, thứ “ham” mà bạn có thể mua được với giá 3 đồng một hộp bự ở WalMart. “Chả có gì ăn được trong cafeteria,” ai cũng nói thế; nhưng dòng người xếp hàng đợi tính tiền chưa bao giờ ngắn hơn 4, 5 người. Nhìn ngắm mãi cũng chán, tôi chạy qua quầy tự phục vụ, xúc một vá bự đầy nhóc trứng nghiền và xúc xích và gà băm sốt. Không có rau. Tôi thích ăn rau, nhưng tôi rất ghét salad, tôi ghét thứ gì chưa được nấu chín, trừ sashimi và sushi. Tôi còn biết có cả những đứa đi ăn sushi bar nhưng luôn chọn những dĩa đã được nấu chín nữa kia, nhưng tôi chẳng bao giờ chửi chúng nó được, một phần vì chúng nó là bạn tôi, hai phần vì tôi cũng không ăn được wasabi. Lần duy nhất tôi chịu đưa một thứ có mùi wasabi vào miệng là ở nhà một thằng bạn trong lúc đang ngả ngớn trên ghế xem SpongeBob, tôi vớ một bịch chip mà không hỏi hắn vị gì, đưa nguyên cả nắm vào miệng. Sau đó là ho sặc sụa, nước mắt ràn rụa, thấu tới óc. Tôi chửi thề không ngừng, vừa uống cả ngụm nước to vừa chửi. Chả biết là chửi ai.

Túi xách trên vai, một tay cầm khay đồ ăn, một tay giữ chai nước; tôi bước vào phòng ăn, đảo mắt tìm một bàn trống. Tôi thà ăn ở ngoài hành lang còn hơn phải ngồi chung bàn với bất kỳ ai, vừa trệu trạo nhai vừa cười vừa nói những câu chuyện nhạt nhẽo thấu óc. Lý thuyết là thế, thực tế thường là người ta sẽ nhìn thấy tôi trước, sẽ cười với tôi, tôi sẽ cười lại, sẽ mang khay thức ăn đến bàn của họ, sẽ cố gắng nghĩ xem câu đầu tiên tôi nên nói là gì. “Mùa này học thế nào hả anh?” hoặc “Mới học xong hả chị?” Câu nào cũng tệ như nhau.

Có một bàn trống trong góc, tôi lẻn nhanh tới đó trước khi chạm mắt với bất kỳ người quen nào. Sẽ dễ chịu hơn một chút khi họ chuyển tới bàn của tôi, như thế tôi không có cảm giác đang phản bội chính mình. Tôi lục tìm iPod trong túi xách, đeo earphone vào tai. Chế độ an toàn số 1 vừa khởi động, lời biện minh hoàn hảo cho việc, “Em không nghe chị gọi.” Sau đó tôi tháo mắt kiếng ra, đặt lên bàn, vị trí thật nổi bật. Chế độ an toàn số 2: “Em không đeo kiếng nên chẳng thấy anh, em xin lỗi nha.” Thật ra họ cũng chẳng để ý mấy đâu, cả earphone lẫn mắt kiếng. Tôi không biết họ để ý chuyện gì, nhưng đại khái là họ chẳng để ý gì cả – những con người luôn có nhu cầu ngồi ăn chung bàn với ai đó. Họ không để ý đến đồ ăn họ đang ăn vì bận nói chuyện với tôi; và họ cũng không để ý đến tôi vì đang mồm họ bận nhai. Tôi thật không hiểu được họ nhiều lắm. Và ngược lại.

Leave a Comment
Back To Top