Vài dòng con trẻ mến tặng anh Mèo Đeo Nhạc. “It Is Our Choices, Harry, That Show What We Truly Are, Far More Than Our Abilities” (Dumbledore) (Photo: Zi Nguyen) I – Ưu tiên cốt lõi, chi phí cơ hội, và bạn Có một lúc nào đó, hẳn người ta cũng bắt đầu tự hỏi mình muốn làm gì và muốn trở thành ai. Tôi cũng thế. Và bây giờ tôi 23 – độ tuổi quá trẻ để có khả năng nói đúng về hầu hết mọi thứ, nhưng lại không đủ trẻ để vô tư nói ra những…
12 CommentsTag: so young
(Ashish Spring 2012 collection)
Cách đây vài tháng, tôi có dịp đọc loạt bài “Vẻ đẹp của chính trị”, viết bởi nhà báo Đoan Trang. Cô là người từ lâu tôi đã hâm mộ, bởi những lời nhận định chặt chẽ, lập luận sắc bén (chứ không cảm tính chủ quan hoặc sa đà vào công kích cá nhân như một vài người khác). Nội dung của “Vẻ đẹp của chính trị”, nếu tóm tắt theo nhận thức còn non nớt của tôi, sẽ như thế này: “Chính trị là quá trình ra quyết định và thực thi quyết định đó trong một nhóm, một cộng đồng bất kỳ, có thể ở quy mô một xã hội, đất nước.” Vì như thế, chính trị không nhất thiết phải là điều gì cao xa, không phải bầu cử quan chức hay những đấu đá quan trường; mà nằm ngay trong việc tăng giá rau muống, nộp thuế bất động sản, sinh con ở bệnh viện nào… Ngay giây phút này, từng người trong chúng ta đều đang liên quan đến chính trị.
Chỉ trong vòng tháng 7 vừa qua đã có ba em bé mới sinh ra bị chết ngay sau khi tiêm vaccine chống viêm gan B. Tôi đã theo dõi sát sao diễn biến của chuyện này, và dĩ nhiên, như hầu hết những người trẻ khác biết chuyện, tôi muốn ai đó phải bị xét xử, phải chịu trách nhiệm thật nặng. Sau đó, khi được một người quen trên Facebook mời vào trang kêu gọi bộ trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức, tôi đã từ chối không tham gia. Tôi đem chuyện này kể với mẹ, và nói rằng, “Không làm gì thì thấy mình có lỗi; bởi lẽ những chuyện đã xảy ra với người khác, nếu không làm gì, thì sẽ có ngày nó xảy ra với mình. Nhưng mà…”
Sự thật là một bộ phận những người trẻ, trong đó có tôi, không quan tâm đủ đến những gì đang xảy ra ở đất nước mình. Chúng tôi không hèn nhát hay bàng quan, mà có lẽ đúng hơn; chúng tôi không muốn quan tâm. Nhưng trước khi đưa ra một lời chê trách nào, hãy cho chúng tôi một cơ hội giải thích.
10 CommentsSáng nay tôi nhận được tin nhắn của một em gái vừa đọc bài viết nho nhỏ, [Đừng để ai nói bạn phải làm gì trước tuổi 22, hay 23, hay 50] của mình. Em đặt câu hỏi là bây giờ em cũng chẳng biết bản thân muốn làm gì. Phải chăng “chị và một số bạn khác đã quá may mắn khi biết trước điều mình muốn? Mà thế thì thứ tuổi trẻ “về nhà tự viết lên những gì mình muốn làm” của chị cũng “limited edition” lắm, vì không phải ai cũng làm được thế.”
Tôi viết trả lời cho em trên trang này, cũng là để tham khảo ý kiến của những bạn khác, (vâng, ngoại trừ truyện ngắn, các bài xã luận thì tôi luôn thích tham khảo ý kiến người khác).
15 Comments(Internet)
Dạo trước tôi hay hứng thú với những bài viết có tựa đề theo công thức “Những điều cần làm trước năm XYZ tuổi.” Kiểu như lúc ấy tôi vẫn còn nhỏ nên thấy rất hồ hởi, cứ ghim trong đầu bảo người ta nói đúng, nói hay; đến năm đó phải ráng làm những chuyện đó. Nhưng thời gian cứ ập vào mặt, đi qua một cơ số tuổi thì nhận ra những bài viết như thế, nó có thể hay với một vài người; nhưng với một vài người khác, nó không có giá trị nhiều lắm.
Sáng nay tôi đọc một bài viết về những điều cần làm trước tuổi 22. Quá nửa những điều được liệt kê trong ấy, đọc qua nghe sướng tai, ngẫm lại thấy cũng không sướng mấy. Chẳng hạn như điều số 1: có người yêu trước năm 22 tuổi. Lí do: qua 22 thì bắt đầu trưởng thành và biết tính toán; thế nên hãy yêu khi chưa biết toan tính, sẽ “thú vị và trải nghiệm hơn rất nhiều.” Tôi đọc mà mướt mồ hôi. Nói như tác giả bài này (không rõ bao nhiêu tuổi), nghĩa là từ bây giờ trở đi tôi không nên yêu nữa; vì đã không còn “thú vị và trải nghiệm” như xưa.
20 CommentsGởi bạn Vẹt Hồng,
Mình biết những ngày này là những ngày không vui trong cuộc đời hơn hai mươi năm của bạn, nhất là sau năm năm bạn đã được sống và hòa mình vào môi trường của những người cùng sở thích, cùng đam mê, hay nói như một người mình đã từng quen, “cùng một tầng bay.”
Trong năm năm đó, bạn có biết bao nhiêu lần mình đã thầm ghen tị với bạn, với cuộc sống mà bạn đang có: xung quanh là bạn bè, là “đồng chí”, là những chuyến đi, là nghệ thuật và sáng tạo, là những người hiểu điều bạn đang nói và nói những điều bạn muốn hiểu? Nhưng ghen tị cho vui thế thôi. Mình vẫn sống tốt. Và bạn, bạn cũng sẽ sống tốt. Chúng ta đều phải học cách sáng-tạo một mình, và mình không đang nói đến một tác phẩm, mà nói đến cuộc đời của chính chúng ta.
9 CommentsTôi từng có vấn đề nho nhỏ với chuyện giúp đỡ người khuyết tật.
Vâng. À, đừng nhướng mắt lên nhìn tôi như thế. Để tôi giải thích đã nào.
Những chuyên ưu tiên như nhường ghế trên xe bus, lúc xếp hàng,… thì không vấn đề gì cả, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Nhưng còn những chuyện chẳng-ảnh-hưởng-mấy, những chuyện họ có thể làm tốt, tôi chẳng biết phải cư xử ra sao. Bởi lẽ, nếu thật sự xem họ là bình đẳng, là không thua gì mình, vì sao mình lại giúp họ chứ? Mà tôi thì thật lòng thấy họ cũng chẳng thua gì mình cả. Bao nhiêu bài báo người khuyết tật đạt giải thưởng, leo Everest, cưới vợ cưới chồng, v.v… và cả anh chàng Nick Vujivic gì đó, chẳng phải đã chứng minh là họ cũng chỉ khác tôi giống như tôi nghèo hơn Cường Dollar thôi. Chỉ có hoàn cảnh của họ là kém hơn tôi, chứ họ thì không, vậy sao tôi phải giúp họ, khi mà chẳng có ai cho tôi tiền để được như anh Cường :(.
Tôi không muốn gieo rắc lòng nhân ái, mà trong đó lẫn những miểng kính của sự thương hại, vào trái tim những con người mà tôi nhận thấy là không hề khác mình.
(đây là anh Nick Vujivic)
Leave a Comment
Có một buổi chiều nắng đẹp chín vàng, tôi, Zi, và Oanh ngồi ngoài bờ hồ White Rock. Trí tưởng tượng phong phú của chúng tôi bắt đầu đùa giỡn, rằng dãy nhà biệt thự cả triệu đô la ven hồ chỉ là restroom của Oanh; rằng sau này, tôi sẽ có một anh chồng là họa sĩ nổi tiếng, chồng Zi sẽ là thương nhân nổi tiếng (vì tôi cảm giác phải đại gia mới chịu đựng nổi kiểu quản lý tiền bạc của nó), còn chồng Oanh sẽ là chính trị gia nổi tiếng.
Leave a Comment
Tặng trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng Bao giờ trở lại những ngày xanh Đôi mắt trong veo cười hiền lành Bạn bè nhìn quanh chưa ai lớn Nỗi buồn chỉ là giọt nắng hanh Δ Ta lạc giữa đời tìm an nhiên Tìm hết niềm vui lẫn muộn phiền Một hôm lòng chợt ngân khúc nhạc Có một ngày xưa, đời rất hiền Δ Hai ba bốn năm sao chóng nhanh Phượng đã thôi đỏ trong tim hồng Người đi để lại sân trường cũ Một nếp thiên thanh, một cầu vồng 12 C1 2006-2009
Leave a CommentTháng 01, năm 2011 – trước sinh nhật 20 tuổi một mình. Ở Washington, U.S.
Tôi không nhớ ngày tôi đi xa, Đà Nẵng như thế nào.
Hoàn toàn không nhớ.
Tôi vẫn còn nhớ rõ, ngày bé Amizu của tôi vào Huế học, bắt đầu cuộc sống sinh viên, lần đầu tiên xa nhà, Đà Nẵng đổ mưa. Cơn mưa kèm sấm chớp, hoàn toàn không hề dự báo trước. Trời cứ mưa điên cuồng, như thể bão tố cuồng phong như thế, trong 1 tiếng đồng hồ. Tưởng đã không thể gặp con bé để có một bữa cafe chia tay…
Nhưng ngày tôi đi, tôi không thể nhớ. Mà điều đó nghĩa là, ngày tôi đi, Đà Nẵng hoàn toàn bình thường.
Leave a Comment(Nguồn: Internet)
Gởi con trai, con gái của mẹ
Hôm qua mẹ đọc được status của cô Mẹ Nấm về những người xa xứ.
“Nhưng hứa thì hứa, chứ nằm xuống nghĩ lại những lời anh nói lại thấy thắt lòng:
– Con cái của chúng ta có thể thành đạt, nhưng rồi sẽ không có khái niệm quê hương, và khi về già lại thao thức như anh bây giờ em ạ!”
Vui chuyện nên mẹ cũng nhớ đến vài điều trước đây mẹ từng nhìn thấy. Lúc 19 tuổi ở Washington, mẹ có đi dạy tiếng Việt cho mấy đứa nhỏ ở chùa. Chuyện cũng lâu rồi, thế nên bây giờ mẹ chẳng còn ấn tượng mấy. Nhớ được gì thì mẹ sẽ kể nấy vậy.
Đầu tiên nói về con nít, con nít Việt sinh ở Mỹ. 19, 20 tuổi, những gì mẹ thấy chủ quan vô cùng, vì chẳng dựa trên số liệu điều tra gì cả, và thời gian mẹ ở đây cũng không nhiều nhặn gì. Đến lúc con đọc được những dòng này, có thể mẹ đã khác và mọi thứ đã khác. Nhưng mẹ cứ viết ra đây những gì mẹ đang thấy nhé. Ấn tượng đầu tiên của mẹ về mấy đứa con nít Việt ở Mỹ là ngoan, và chán. Người lớn thì gọi đó là “ngoan”, không quên đính kèm so sánh, “Ngoan hơn tụi con nít ở Việt Nam nhiều.” Mẹ thì nghe và ngậm miệng không cãi, vì đúng là ngoan thật; không chửi thề, chơi trong im lặng, không giành đồ chơi của nhau, không tính toán khôn lanh; ngoan đến mức mẹ không phân biệt được đứa nào với đứa nào, trừ khuôn mặt tụi nó ra (mà nói đến khuôn mặt, thì khi tụi nó lớn, mẹ càng không phân biệt được. Gái Việt nhìn giống giống nhau, tóc ép thẳng, mắt đeo kính hoặc kẻ rất đậm, dáng vóc thì mình hạc xương mai). Thôi thì ngoan như thế là tốt hay là không tốt, mỗi người tự có nhận xét riêng vậy; mẹ chỉ mong con mẹ “khác” hơn một chút.
22 Comments