Trong “Ăn, Cầu nguyện, và Yêu” có một đoạn miêu tả người đàn ông Rome, đại ý như sau: có người cho rằng, đàn ông ở Rome, trước hết là người Rome, sau đó mới là người Ý và cuối cùng là một công dân Châu Âu. Điều đó có đúng không? Xin thưa là không. Mỗi người đàn ông Rome, trước hết cho rằng mình là người Rome, sau đó cũng là người Rome, và cuối cùng vẫn là người Rome.
Tôi tìm thấy trong đoạn văn này một niềm phấn khích đáng yêu, vì cả tỉ năm rồi, tôi chưa gặp ai nói những điều đó. May mắn làm sao, đây là một tác phẩm nổi tiếng, thế nên tôi có thể vịn vào nó mà né những cục gạch bay đến khi tôi không muốn nhận mình là người Á Châu hiện đại. Vì đó là một tác phẩm nổi tiếng, vì đó là Elizabeth Gilbert, người ta dễ chấp nhận hơn việc phải nghe tôi nói, “I’m proud to be a Vietnamese, not an Asian.” Trong đầu họ, mặc định người Việt Nam là người Châu Á.
Và họ đúng, nhưng tôi cũng không nghĩ mình sai.
Tôi chưa bao giờ cảm nhận Châu Á ngày-nay là một thứ gì đó liên quan đến mình. Và, thực lòng mà nói, tôi không thích gì việc là một “người Châu Á hiện-đại”
Comments