Skip to content →

“Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống” – Enrich Remarque

Một tiểu thuyết của Enrich Maria Remarque về những thân phận Do Thái lưu vong, trốn chạy chui nhủi qua những đường biên giới, không được quốc gia nào thừa nhận. Có đủ tất cả: tù tội, bệnh tật, tha hoá, tình bạn, tình yêu, hy vọng và niềm tin.

Nên đọc khi ngoài trời đang mưa và bạn đang ở trong nhà. Sẽ tuyệt nhất khi lúc đó gia đình bạn cũng đang ở nhà. Dĩ nhiên một chút yên tĩnh cũng cần thiết. Nhưng cơ bản là cảm giác đọc về những người lang thang không tương lai mà vẫn biết yêu và tin, còn bạn ngồi mục mặt trong nhà, ôm ấp bản du ca về họ, đúng không?

Đây chắc chắn là lần thứ 10+n tôi đọc quyển này, kể từ năm lớp 7. Nếu tôi đang ở một mình và không có tiếng vo ve tiền bạc bên tai, thế nào tôi cũng khóc.

1.

Họ trèo lên bờ sông thoai thoải và hối hả lau khô người bằng khăn tay. Họ mặc quần áo vào, tiếp tục đi. Một lúc sau, Steiner đứng lại:

– Mình đang ở một lãnh thổ khác.

Mắt Steiner ngời sáng ánh trăng. Hắn nhìn Kern:

– Cây cối có mọc lên khác hơn không? Gió có khác mùi không? Trên kia có phải cũng chính là những vì sao đó không ? Và con người khi chết có khác nhau không ?

– Không. Cố nhiên là không. Nhưng chính tôi, tôi thấy mình khác hẳn đi.

 

2.

Steiner cười trong tối:

– Đừng quên mình là dân du mục, bé con. Dân du mục rất quen với những cuộc phiêu lưu, nhưng lúc cần phải lên đường, họ không bao giờ được quyền bỏ sót lại một mảnh của trái tim.

Kern lặng thinh. Steiner nói tiếp:

– Điều đó không có nghĩa là đừng phiêu lưu. Và cũng không có nghĩa là sống không cần có trái tim. Trên đường xa xứ, cái gì có hơi ấm đều đáng kể. Nhưng cũng cần nhớ, chúng ta có thể nhận rất nhiều nhưng cho lại chẳng bao nhiêu…

– Phần tôi thì chắc chẳng có gì để cho.

Tự nhiên Kern cảm thấy chán nản lạ lùng. Mình có gì để cho lại Ruth ? Chỉ có tình yêu… và chỉ có thế thôi. Ít quá vậy sao ? Mình hãy còn trẻ và thất học…

 

3.

Đêm đầu tiên là đêm khổ sở. Kern vẫn nhớ lời khuyên của Steiner nhưnh anh vẫn thấy buồn, không tài nào ngủ được. Thình lình, ông giáo sư Nga hỏi:

– Biết tiếng Pháp không ?

Kern giựt mình:

– Không.

– Muốn học không ?

– Muốn. Học ngay bây giờ được không ?

Người tù giáo sư lồm cồm ngồi dậy.

– Phải làm một cái gì để quên, chớ không thì điên luôn.

Kern nói thêm:

– Ra khỏi đây, chắc tôi sẽ tìm đường sang Pháp.

Hai người ngồi ở giường ngủ từng dưới. Bên trên họ, gã lưu manh đang dùng viết chì vẽ mấy hình tục tĩu lên tường. Người ông giáo sư quá ốm nên bộ đồ trông rộng thùng thình. Râu ông lù xù và mặt ngây ngô như con trẻ với đôi mắt xanh xanh. Với một nụ cười hiền dịu, ông từ tốn nói với Kern:

– Chúng ta bắt dầu với từ ngữ đẹp nhứt nhân loại nhưng cũng dư thừa nhứt: Tự do.

Rio Lam Signature

Subscribe This Blog

Published in Review

Comments

  1. Đây là quyển sách hiếm hoi mình vừa đọc xong lại muốn đọc lại. Cứ đều đều đêm nào đọc cũng khóc nhưng đến khi hết thì thấy ánh sáng, thấy cuộc đời mình còn tốt chán dù không thấy ai đáng để tin yêu, lăn xả như trong truyện.

What's on your mind?

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Back To Top
%d bloggers like this: