Skip to content →

Sách cấm – hàng nóng ở Việt Nam [AFP]

“Kiểm duyệt là khi nói với một người trưởng thành rằng anh ta không thể có thịt nướng vì một đứa trẻ không thể nhai nó được.” (Mark Twain)

Kelly Macnamara (AFP)

Nguồn: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5isNtaKNOHmYPgPUduCAW7LKE4zQg?docId=CNG.b87b04d0027d305a495120d7a49a93c4.411

Hà Nội – từ những tranh biếm họa bất kính đến những truyện ngắn “đồi trụy”, nền văn hóa đại chúng của Việt Nam đang thu hút sự chú ý của những nhà kiểm duyệt, những người mà theo các chuyên gia là đang loay hoay cố gắng chấp nhận toàn cảnh bức tranh văn học tạp nham hiện nay

Sau hàng năm trời gạt bỏ những chi tiết mang tính chính trị trong các tác phẩm in ấn, nhà cầm quyền đang áp đặt cái nhìn của họ lên thị trường xuất bản dành cho người trẻ, thể hiện qua những quyển sách bị cấm trong vài tháng gần đây.

Nguyễn Thành Phong, tác giả cuốn sách biên soạn những “thành ngữ” sành điệu vừa bị cấm gần đây, cho rằng bức tranh hai người lính trông ngô ngố đang chơi đá lựu đạn có lẽ đã gây ra sự khó chịu đối với những nhà kiểm duyệt.

Lời minh họa bức tranh, “Bộ đội phải chơi trội”, là một thử nghiệm hài hước hóa hình ảnh anh hùng vốn được khoa trương lâu nay.

“Tôi nghĩ nó chỉ là để cho vui,” Phong nói.

Họa sĩ 26 tuổi này nói rằng việc kiểm duyệt chỉ làm kích thích độc giả dành cho quyển sách. Quyển sách được đặt tên là “Sát thủ đầu mưng mủ” nhằm mục đích tái hiện lại ngôn ngữ đường phố của tuổi trẻ Việt Nam

Phong nói quyển sách của anh tiêu thụ 5,000 bản trong vòng hai tuần, nhưng sau đó, nhu cầu mua sách lậu đã đẩy giá lên mức 100,000 VNĐ, hơn gấp đôi giá gốc.

Kiểm duyệt đã trở thành một vấn đề đau đầu với những nhà xuất bản ở Việt Nam, những người đang hăm hở đầu tư vào mảng lợi nhuận đầy tiềm năng từ một đất nước có hơn 28 triệu người dưới 18 tuổi, nhưng nó đồng thời cũng khiến cho tác phẩm đó được nổi tiếng hơn.

“Đó là hệ quả dây chuyền không lường trước được của công chúng — ở Việt Nam, bất kì quyển sách cấm nào rồi cũng thành best-selling, bởi vì người ta tò mò về nó,” Phong nói với AFP.

Cuộc tranh cãi này “đã gợi hứng thú cho rất nhiều người, những người mà lẽ ra chẳng bao giờ thèm đụng đến quyển sách trong hiệu sách,” đây là nhận định của chuyên gia về Việt Nam, Phó Giáo sư Đại học California, San Diego Edmund Malesky

Phong đã đưa vào quyển sách “những câu nói rất cool của một thế hệ sinh trong những năm 90 mà người ta gọi là thế hệ 9x, một thế hệ đã gây ngạc nhiên cho những thế hệ già hơn bởi “tinh thần tự do mạnh mẽ” của họ.”

Giới bảo thủ ở Việt Nam nhận thấy họ bị xúc phạm bởi làn sóng văn hóa trẻ – từ những ca sĩ lố lăng đến những tuyên ngôn thời trang trơ trẽn trên đường phố.

Ngành công nghiệp xuất bản đang nhìn thấy sự bùng nổ những đầu sách dành cho teen, từ những tác phẩm không hư cấu đến bản dịch những quyển best-selling toàn cầu như serie ma cà rồng “Chạng vạng.”

Nhà học giả Việt Nam học Carl Thayer nói rằng đang có nhiều ấn phẩm xuất bản nhắm đến những người trẻ hơn, nhưng “nền văn hóa đại chúng là những điều kỳ cục quái gở trong mắt những ý niệm chính thống của văn hóa Việt Nam.”

“Bởi vì Việt Nam có chế độ toàn quyền trị, nhà cầm quyền sẽ không bao giờ bắt được chính xác ý kiến của công chúng… Tận sâu trong tim, họ sợ hãi với hài hước chính trị và những ấn phẩm chính trị công khai vì nó thách thức quyền lực cũng như tính chính thống của họ.”

Tổ chức Reporters Without Borders (Phóng viên không biên giới), tổ chức đã xếp Việt Nam vào hạng 165 trong 178 nước về tự do báo chí trong năm 2010, cho rằng chế độ độc đảng sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát đối với tất cả phương tiện truyền thông.

Nhà cầm quyền Việt Nam không thể cung cấp cho AFP chi tiết về số lượng sách bị cấm mỗi năm và cũng không xác nhận lí do cụ thể cho quyết định đưa sách của Phong ra khỏi kệ sách.

Bà Đặng Thị Bích Ngân, đại diện Cục Xuất bản của Bộ Văn hóa, nói rằng “Sát thủ” bị ngừng bán vì đã thay đổi nội dung so với khi trình kiểm duyệt.

Một quyển sách gây tranh cãi khác, tập hợp những truyện ngắn của phóng viên Nguyễn Vĩnh Nguyên, bị cấm và xử phạt vì “truyền bá những ý tưởng đồi trụy khiêu dâm, không phù hợp với truyền thống và văn hóa Việt Nam.”

“Độc giả thật sự muốn những sản phẩm từ một môi trường xuất bản tự do, hơn là những gì họ đang nhận bây giờ, những ấn phẩm bị đối xử một cách ngặt nghèo và bị cắt xén,” Nguyên nói với AFP.

Thayer cho rằng thị trường chợ đen Việt Nam “phát sinh mạnh mẽ vì nó đáp ứng được nhu cầu.”

“Nó cung cấp phiên bản chính thức tập hợp những sự thật và ý tưởng vốn chỉ lưu truyền tự do trong những cuộc trò chuyện riêng tư.”

AFP không tốn nhiều thời gian để tìm được bản lậu của “Sát thủ” trên đường phố Hà Nội

Một chủ hiệu sách nói rằng cô không trưng nó lên kệ sách nhưng có thể xuất từ trong kho ra.

Nhưng lời chào hàng của cô đi kèm với cảnh báo rằng nó lệch lạc với tiếng Việt: “Đừng để tụi con nít đọc quyển này!”, cô nói.

Nhiều người đơn giản là lên online để đọc sách của Phong trên những trang web.

“Những người phản đối quyển sách cho rằng những câu trong này lưu truyền trên mạng thì được, nhưng không phải trong sách vở. Tôi nghĩ bởi vì họ nghĩ sách vở rất là cao quý, giống như thánh địa tri thức,” Phong nói.

Những nhà kiểm duyệt đã thể hiện sự hài lòng với việc định hướng lại phiên bản này.

Phong nói anh mong đợi một vài tranh minh họa sẽ được thay thế bởi những thành ngữ phổ biến khác; nhưng vẫn tự tin rằng cuốn sách mới sẽ không hề nhạt hơn.

Sự lạc quan của anh có lẽ được miêu tả hoàn hảo bằng một thành ngữ đường phố khác trong quyển sách.

Hình ảnh dĩa thịt chó đi cùng với câu: “Đừng lo, đâu còn có đó, thịt chó còn có mắm tôm.”

.

.

.

.

.

.

.

.

Thêm thắt của Rio:

Đây là link down app “Sát thủ đầu mưng mủ” dành cho iPhone và iPod, đề phòng bạn nào chưa biết

http://itunes.apple.com/us/app/id478562843?mt=8

Rio Lam Signature

Subscribe This Blog

Published in Translations

Comments

What's on your mind?

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Back To Top
%d bloggers like this: