Skip to content →

Khách sạn California

On a dark desert highway, cool wind in my hair

Warm smell of colitas, rising up through the air

(Nơi cung đường xa lộ hoang vắng tăm tối, gió lạnh lướt trên mái tóc

Hương thuốc phiện ấm sực bốc lên trong không khí)

Một vài lần tôi nghe những giải thích về “colitas” cho rằng đó là cần sa. Còn gì tốt hơn cho một nghệ sĩ trước khi dính vào nỗi bất hạnh? Một cảm giác phê thuốc, yên bình, tự do, gió lượn trên tóc…

———-

Up ahead in the distance, I saw a shimmering light

My head grew heavy and my sight grew dim

I had to stop for the night

(Ngẩng đầu lên nhìn về phía xa xôi kia, tôi đã thấy một ánh sáng chập chờn

Đầu tôi nặng trĩu và đôi mắt mờ đi

Tôi phải dừng lại đêm nay thôi)

Ai đang phê thuốc mà lại không thấy ánh sáng chập chờn? Nhưng thứ ánh sáng chập chờn  đó chính là chủ nghĩa vật chất, tỏa sáng như sự giàu có, sự xa hoa, trong khi người ca sĩ rõ ràng đã bị nó làm cho đắm đuối.

————

There she stood in the doorway;

I heard the mission bell

And I was thinking to myself,

‘This could be Heaven or this could be Hell’

(Và cô ta đứng đó ngay lối vào

Tôi đã nghe tiếng chuông

Và tôi tự nhủ thầm với mình,

“Nơi đây có thể là thiên đường hay có thể là địa ngục.”)

“Cô ta”, chủ nghĩa vật chất, đứng chắn giữa cuộc sống tự do của anh và thế giới phù phiếm xa xỉ. […]

—————

Then she lit up a candle and she showed me the way

There were voices down the corridor,

I thought I heard them say…

Welcome to the Hotel California

Such a lovely place

Such a lovely face

Plenty of room at the Hotel California

Any time of year, you can find it here

(Rồi cô ta thắp sáng ngọn nến và cô ta dẫn tôi vào

Có những giọng nói dọc theo hành lang,

Tôi nghĩ tôi nghe chúng nói rằng…

Chào mừng đến với khách sạn California

Thật là một nơi đáng yêu

Thật là một khuôn mặt đáng yêu

Có rất nhiều phòng tại khách sạn California)

“Cô ta” dẫn lối cho anh đi qua cánh cửa, chủ nghĩa vật chất lôi kéo anh vào chốn say sưa, “Thật là một nơi đáng yêu,” “Thật là một khuôn mặt đáng yêu,” kỳ quái làm sao. Anh nghe những điều đó từ những giọng nói dọc hành lang, mọi người đã ở đó, và giờ anh ở đó; chốn để tìm vàng, những bãi biển, những bộ phim Hollywood (nơi đáng yêu) và giải phẫu thẩm mỹ (khuôn mặt đáng yêu)

—-

Her mind is Tiffany-twisted, she got the mercede bend

(Cô nàng lóa mắt trước đồ Tiffany, cô ta có những chiếc mercede bends)

Đầu óc của “chủ nghĩa vật chất” bị ám ảnh bởi hàng hiệu Tiffany và Mercedes: Tiffany là nữ trang đắt tiền và Mercedes là xe hơi cao cấp. Tầm nhìn của con người bị bóp méo bởi những thứ này, điều này giải thích cho phép chơi chữ đối với từ “Benz” (bends – chỗ bị uốn cong) và “twisted (bị xoắn vặn lại)

She got a lot of pretty, pretty boys, that she calls friends

(Cô ta có nhiều nhiều những gã bảnh trai mà cô gọi là “bạn.”)

Ai lại không tin những chàng bảnh trai có nghĩa là vật bảo chứng cho những quý cô vật chất chứ?

How they dance in the courtyard, sweet summer sweat.

Some dance to remember, some dance to forget

(Họ nhảy nhót trong sân, ngọt ngào làm sao những mùa hè

Những điệu nhảy để nhớ, những điệu nhảy để quên)

Đây là điểm mà mọi đầu mối giao nhau. Chủ nghĩa vật chất và những chàng trai của cô ta đang nhảy để nhớ và để quên. Nhớ về quá khứ tự do, lối sống vui vẻ và để quên (như sẽ được báo trước ở cuối bài hát”, là họ không thể rời nơi này.

Một điểm khác nữa là làm thế nào con người đuổi theo những dục vọng – ở đây là những điệu nhảy – để nhớ hay quên. Nhớ về thời thơ ấu hay những quãng thời gian lúc họ có nhiều tiền hơn, nhiều đồ chơi hơn HOẶC quên đi những đau khổ trong cuộc sống.

————

So I called up the Captain,

‘Please bring me my wine’

He said, ‘We haven’t had that spirit here since nineteen sixty nine’

And still those voices are calling from far away,

Wake you up in the middle of the night

Just to hear them say…

(Thế là tôi gọi cho trưởng ca trực

“Làm ơn mang cho tôi ít rượu.”

Anh ta nói, “Nơi đây không còn thứ tinh thần đó kể từ năm một chín sáu mươi chín rồi.”

Và những giọng nói vẫn vang vọng từ xa

Đánh thức bạn dậy vào lúc nửa đêm

Chỉ để nghe chúng nói…)

Giờ thì chúng ta đã biết những điệu nhảy là cách chúng ta nhớ về cuộc sống trước đó hay quên đi những thăng trầm. Rượu là cách tốt để làm nóng những đôi giày nhảy. Nhưng cách trả lời của người trưởng ca trực thật thú vị; họ đã không còn rượu kể từ năm 1969, từ Mùa hè của tình yêu, Mùa hè của tự do thoát khỏi dục vọng. Họ không còn có thể trao cho bạn thứ rượu đó kể từ sự kiện Woodstock.

Sự kiện Woodstock là  chuyện của mùa hè năm 1969 – Summer of Love. Các bạn hippy đáng yêu đã tụ tập lại ở San Francisco. Đây là 1 đoạn tớ dịch từ Wiki để các bạn có thể tưởng tượng cái sự kiện đó nó đáng yêu đến mức nào

Trong suốt Mùa hè Tình yêu, khoảng 100,000 người trẻ trên khắp thế giới đã đổ về quận Haight-Ashbury tại San Francisco, cũng như gần Berkeley và những thành phố khác thuộc vùng vịnh San Francisco, để tham gia phong trào hippe. Thức ăn miễn phí, chất gây nghiện miễn phí, và tình yêu miễn phí có khắp nơi ở công viên Golden Gate. Một phòng khám miễn phí (đến hôm nay vẫn còn mở) được thiết lập để chữa trị, và một cửa hàng miễn phí cung cấp trang thiết bị cơ bản cho những ai cần.

Vào ngày 6 tháng 10, 1967; một hoạt cảnh đám tang được dựng lên ở Haight, lễ kỷ niệm “Cái chết của Hippe”, như dấu hiệu cho kết thúc của khung cảnh hoang tàn. Mary Kasper giải thích thông điệp của hoạt cảnh đám tang như sau:

“Chúng tôi muốn nói rằng đây là kết thúc của nó, đừng thể hiện nữa. Ở lại nơi bạn sống. Tạo ra cách mạng ở đó. Đừng đến đây chỉ bởi vì chuyện đã xong và sự đã rồi.”

aizzza… xin lỗi mấy bạn vì chú thích mà quá dài dòng. Chỉ là tôi không thể bỏ qua cái sự kiện Summer of Love này được

———

Mirrors on the ceiling,

The pink champagne on ice

And she said ‘We are all just prisoners here, of our own device’

(Gương lát khắp trần nhà

Champagne hồng với đá

Và cô ta nói, “Tất cả chúng ta chỉ là tù nhân của nơi này, bị giam cầm trong những vật dụng của chính chúng ta.”)

Những giọng nói đang ám ảnh bạn (thấy chưa, tôi đã nói là nó kì quái mà), luôn khiến bạn  làm, có tiền, và mua nhiều hơn.

Gương đính trên trần là một tương quan dành cho những khán giả trong khi rượu champagne hồng hiển nhiên là biểu tượng của xa hoa. Những dòng cuối đã tước đi mọi hi vọng và chúng ta mắc kẹt trong nỗi vô vọng từ chính những thèm muốn của bản thân. Theo đuổi của cải, và chúng ta đã tạo ra lối sống của mình.

———-

And in the master’s chambers,

They gathered for the feast

They stab it with their steely knives,

But they just can’t kill the beast

(Và trong gian phòng lớn

Họ tụ tập lại cho bữa đại tiệc

Họ đâm chúng bằng những con dao thép

Nhưng họ không thể giết được con quái vật.)

Trong xã hội thông thường, đâu là những chủ đề quen thuộc khi nói chuyện? Kỳ nghỉ? Có cần xả hơi không? Có mong đến cuối tuần khong? Khi chúng ta tụ tập lại trong bữa đại tiệc, chúng ta tấn công con quái vật – hay chính là những khát khao nguyên bản trong chúng ta mong muốn quay về với tự do, tránh xa những chiếc bẫy. Con người muốn tiêu diệt phần trong mình thuộc về những ngày tự do, yên bình; bởi vì tuy cuộc sống của ta thật mệt mỏi, nhưng bạn không thể và sẽ không bao giờ thoát khỏi nó được đâu.

————-

Last thing I remember, I was

Running for the door

I had to find the passage back

To the place I was before

(Điều cuối cùng tôi nhớ,

Tôi chạy đến cánh cửa

Tôi phải tìm lối thoát

Trở lại nơi mà tôi đã từng)

Rõ là thế rồi, khát khao được trở về lối sống đó thay vì bàn tán, hay tránh xa khỏi nó. Lối duy nhất để trở về nơi trước kia là trở về lối sống giản đơn

——

‘Relax,’ said the night man,

We are programmed to receive.

You can checkout any time you like,

but you can never leave!

(“Thư giãn nào,” người bảo vệ nói

“Chúng ta được lập trình để nhận.

Anh có thể thanh toán bất kì lúc nào anh thích

Nhưng anh không bao giờ rời bỏ được nơi này!”)

Người bảo vệ nói ta thư giãn, và đó là những gì chúng ta cần, dục vọng là bình thường. Chúng ta được nuôi dưỡng trong một xã hội mang theo những thông điệp về địa vị và tiền tài.

Dĩ nhiên, chúng ta có thể “thanh toán,” đi nghỉ, leo núi hay biến đi đâu đó một lúc, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi phù hoa được.

Rio Lam Signature

Subscribe This Blog

Published in Translations

Comments

  1. Hiro Kobayashi Hiro Kobayashi

    Bình tốt đấy 🙂

What's on your mind?

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Back To Top
%d bloggers like this: